Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Canh rong biển là món ăn phổ biến trong các bữa ăn thực dưỡng, vừa giàu dinh dưỡng lại có vị thanh mát. Rong biển cũng là loại thực phẩm đa năng và được người Nhật chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Rong biển hay còn gọi là tảo, là loại thực vật sống ở biển có màu sắc từ đỏ, nâu đến xanh lá. Chúng thích nghi cả ở môi trường nước mặn và nước lợ, đóng vai trò trung tâm trong hệ sinh thái biển. Rong biển cung cấp thức ăn và dinh dưỡng cho một số loài, thậm chí giúp loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển.
Rong biển được ví như “nguồn dinh dưỡng dồi dào” từ đại dương. Chúng chứa lượng lớn chất xơ, các omega 3, protein thực vật, các vitamin như: A, B, C, D, E và các khoáng chất quan trọng như: axit folic, đồng, i-ốt, kali, magie riboflavin, thiamine…, tuy nhiên nó thường ít calo.
Mỗi loại rong biển sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau, tùy thuộc vào nơi chúng sinh trưởng. Ví dụ như rong biển (tảo nâu) Mozuku thuộc vùng biển Okinawa Nhật Bản được xem là loại tảo có thể chiết xuất ra loại Fucoidan tốt nhất.
Rong biển là nguồn dinh dưỡng dồi dào từ đại dương
Trung bình, cứ 100 gram rong biển sẽ có bao gồm các chất dinh dưỡng như sau:
Hầu hết các loại rong biển đều có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm mức cholesterol, giảm cân, ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ chức năng tuyến giáp và bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do.
Theo y dược học cổ truyền, rong biển là vị thuốc có vị đắng mặn, tính lạnh, thường được dùng để chữa lao hạch, u bướu, phì đại tuyến giáp, thoát vị bẹn hoặc bìu, tinh hoàn sưng đau...
Các loại rong biển đều chứa iốt nên chúng có thể giúp thúc đẩy chức năng tuyến giáp. Bởi thiếu i-ốt gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chậm phát triển, rụng tóc, tăng nhạy cảm với cảm lạnh và bướu cổ. Lượng iốt tiêu chuẩn cho người lớn là 150 microgam mỗi ngày. Vì vậy hãy bổ sung rong biển một tuần vài ba bữa, một số rong biển chứa iot cao như Kombo thì không nên ăn thường xuyên lượng nhiều.
Một trong những công dụng hàng đầu của rong biển là chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như fucoidan và fucoxanthin. Fucoidan có khả năng chống lại các loại vi-rút bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào các tế bào, giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho người ung thư. Fucoxanthin được cho là giúp giảm kháng insulin và ổn định lượng đường trong máu, bổ sung rong biển vào bữa ăn có thể giảm nguy cơ tiểu đường.
Rong biển là thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và chứa axit béo omega-3 chuỗi dài, cả hai đều có thể có lợi cho sức khỏe của tim, chúng có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Hay như hợp chất polysacarit sunfat có trong rong biển có thể tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.
Có nhiều loại rong biển ăn được khác nhau, mỗi loại có hương vị và hình thức riêng. Chúng được biết đến là nhóm thực vật có thể hỗ trợ tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.
Một số loài rong biển/ tảo phổ biến trong chế độ ăn thực dưỡng của người Nhật Bản như: rong mozuku, wakame, kombu, tảo xoắn, rong nho, tảo bẹ…
Rong biển có nhiều loại với kích thước và màu sắc khác nhau
- Rong biển mozuku: có màu nâu sẫm, đây là loại rong biển đặc trưng của vùng biển Okinawa (Nhật Bản).
- Rong biển kombu: loại rong biển này dường như không có mùi tanh đặc trưng của rong biển nên có thể kết hợp với nhiều món ăn.
- Rong biển wakame: thường được dùng để ăn tươi hoặc nấu súp, được tìm thấy nhiều nhất ở Nhật Bản vào mùa xuân.
- Rong nho: có màu xanh tự nhiên, có mùi khá tanh, tùy theo sở thích mà bạn có thể dùng để trộn với một số loại rau củ, nấu canh hải sản hoặc làm gỏi.
- Tảo bẹ: có màu xanh lá và chứa nhiều khoáng chất, được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món khác nhau.
- Tảo xoắn: có hình xoắn sợi do có nhiều tế bào đơn, cấu trúc tảo giòn nên thường dùng chế biến các món xào.
Rong biển thường được làm khô dùng trong chế biến các món ăn. Có thể ngâm rong biển khô sau đó dùng làm salad, nấu canh/súp hoặc xào…
Rong biển kết hợp cùng rau cải sẽ là món canh giàu dinh dưỡng, thanh mát thích hợp cho những ngày hè tháng 8 này.
Canh cải rong biển thanh mát cho ngày hè
Nguyên liệu:
- Vài lá cải xanh đắng, hoặc cải bẹ, loại rau sạch.
- Khoảng 5 gam rong biển, có thể chọn rong biển wakame.
- Hành tím, gừng, gia vị: miso, bột nêm thực dưỡng.
Cách chế biến:
- Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 3 phân
- Cho rong biển vào chậu nước lạnh, ngâm từ 20 - 30 phút cho rong biển nở ra hết.
- Hành tím và gừng thái đều, mỏng.
- Cho vào xoong một chút chút dầu mè, đun nóng rồi phi thơm hành tím rồi rau cải và rong biển, gừng vào đảo cùng.
- Cho nước dùng vào đun sôi, bắc ra cho chút miso và bột nêm thực dưỡng vừa miệng là có thể ăn được.
Như vậy là bạn đã có ngay món canh thực dưỡng đơn giản, dễ làm tại nhà. Hãy bổ sung ngay món canh rong biển rau cải vào thực đơn thực dưỡng nhé.