Top 6 gia vị đặc trưng tạo nên món ăn thực dưỡng 

Một trong những điểm đặc trưng làm cho món ăn thực dưỡng trở lên ngon miệng đó chính là nêm nếm và tẩm ướp gia vị. Dưới đây là top 6 gia vị chính tạo nên món ăn thực dưỡng hấp dẫn và bổ dưỡng. 

1. Tương cổ truyền

Tương cổ truyền làm từ đậu nành, gạo, lúa mạch, là thức ăn bổ dưỡng và lành đến mức gái đẻ cũng ăn được, vì vậy có thể dùng thường xuyên, tuy nhiên ngày nay môi trường làm mốc (men) để làm tương không còn được như xưa, cho nên hoặc là phải tự làm lấy, hoặc mua ở những cơ sở làm tương có độ tín nhiệm cao.

Lưu ý: khi làm tương, các dụng cụ phải sạch, tránh hỏng nấm mốc, khâu nấm mốc là rất quan trọng.

2. Miso

Miso là một thứ bột nhão đỗ tương đã được lên men, có hương vị, là món thực dưỡng có độ đạm cao làm từ đậu nành, gạo hoặc lúa mạch, muối, nước, và cấy men vàng hoa cau. Miso là loại tương quan trọng của vùng Đông nam châu Á, có thể dùng như là một gia vị vạn năng thay thế muối vì trong thành phần đã có khoảng 10% muối, có nhiều acid amin thiết yếu, các men vi sinh, vitamin và các chất bổ dưỡng khác.

Miso còn có tác dụng tránh được bệnh nhiễm chất phóng xạ. Các nhà khoa học cho thấy, các vi sinh vật hữu ích trong miso và natto sản sinh ra chất alkaloid có khả năng nuốt các kim loại nặng như chất phóng xạ strontium và thải hồi khỏi cơ thể.

Cách làm tương đặc Nhật - Miso

Chọn đậu tròn hột, màu vàng, lượm cho sạch hột hư thối, cát sạn, cứ 3 phần đậu nành cộng với một phần đậu đỏ, rang với cát cho vàng sậm, thơm. Nấu đậu nành gần chín, đổ đậu đỏ vào nấu chung hai thứ cho chín, vớt ra rổ cho ráo nước. Nước đậu còn lại đem đổ vào lu để ngoài nắng 4 -5 ngày. Đậu ráo nước, trộn vào một ít bột gạo lứt cho càng ráo, đem trải ra nia dày độ 2-3 phân. Lấy lá chuối, lá nhãn hay lá ngái đậy lên trên, để nơi thoáng khí độ 1-2 ngày rồi dở ra xem. Nếu nóng quá, mở ra vẩy bớt nước đọng trên lá, rồi đậy lại như cũ độ 4-5 ngày, tùy theo trời nóng hay mát. Nếu thấy mốc lên màu vàng sậm là tốt. Cứ 10 lon đậu, cộng 2 lon muối hầm, bỏ vào cối quết. Lấy cả nước còn lại để dành như trên, cũng 10 nước cộng 2 muối hầm, bỏ vào lu trộn đều, phơi nắng 10 ngày rồi đậy kỹ nắp lại để trên 3 năm.

3. Tamari

Tamari chính là nước cốt của miso, cách làm hơi khác miso một chút, tamari dùng như một thứ nước chấm vạn năng, để lâu năm nó còn có tác dụng đặc trị sỏi thận, vì nó giúp làm tan sỏi dễ dàng, vì sỏi là cặn lắng đọng của acid mà tamari là loại kiềm mạnh. Món đậu phụ phơi khô ngâm Tamari 3 ngày trở lên, để ngăn mát, ăn ngon như phomat.

4. Muối hầm

Muối hầm chính là muối biển tự nhiên, được nung trong nồi đất ở nhiệt độ cao trong nhiều ngày. Hạt muối sau khi được nung sẽ nở bung ra thành bột mịn li ti, có màu trắng ngà, vị mặn dịu chứ không mặn chát như muối biển tự nhiên khi chưa nung.

Muối hầm dễ hấp thụ và không kích thích hệ thần kinh hay tim mạch như muối thường, ngược lại nó còn giúp hệ thần kinh, não bộ được ổn định.

Muối hầm có tác dụng kiềm hóa hiệu quả nên có thể đào thải axit ra khỏi cơ thể, vì vậy tốt cho bệnh nhân tiểu đường, thiếu máu…

5. Dầu mè

Dầu mè (dầu vừng) được chiết xuất từ hạt mè (vừng) dùng để trộn salad, tẩm ướp nguyên liệu, hoặc có thể thay thế dầu rán. 

Dầu mè là nguồn từ thực vật giúp giảm cholesterol và ngăn sự hình thành các gốc tự do. Vì vậy nó tốt cho hệ tim mạch, cải thiện tuần hoàn, hệ tiêu hóa. 

Dầu mè chứa axit linoleic, một loại axit béo omega-6 giúp giảm lượng cholesterol xấu, làm tăng mức cholesterol tốt cho cơ thể, rất tốt cho tim mạch. Canxi trong dầu mè giúp khôi phục quá trình khoáng hóa của men răng, có công dụng giúp giữ cho xương cứng chắc, hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người lớn tuổi.

6. Dấm mơ muối

Dấm mơ muối chính là nước ép quả mơ thu được trong quá trình làm mơ muối, nên hoàn toàn tự nhiên và lành tính. Dấm có vị chua, mặn, ngọt và thơm mùi mơ. Đây là gia vị truyền thống gắn liền trong ẩm thực Nhật Bản, đặc biệt là trong thực dưỡng.

Vị chua và mặn của dấm mơ muối kích thích sản xuất nước bọt và axit trong dạ dày, giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Các axit hữu cơ trong dấm mơ muối sẽ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng độ pH tối ưu.

Chế độ ăn uống hiện đại gồm nhiều đồ ngọt và thịt động vật tạo ra nồng độ axit lớn cho cơ thể, dẫn đến tổn thương tế bào, là nguyên nhân gây bệnh và mệt mỏi. Dấm mơ muối sẽ tạo kiềm cho cơ thể và phục hồi độ cân bằng pH để ngăn ngừa bệnh tật, xua tan mệt mỏi, kích thích tiêu hóa và và thúc đẩy việc loại bỏ các độc tố, cải thiện sức khỏe cho thân thể và tâm hồn.

Cách sử dụng: Dấm mơ dùng để thay thế các loại giấm khác trong chế biến món ăn. Lưu ý: khi dùng dấm mơ nên gia giảm bớt muối vì bản thân dấm mơ đã có muối.

 

Bài viết liên quan

scrolltop