Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch sưng phồng có thể nhìn thấy qua da. Đây là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trong hệ tim mạch trở về hệ thống tĩnh mạch chủ khó khăn.
Bệnh thường xuất hiện rõ ở hai chi dưới, nhất là đối với phụ nữ tỉ lệ bị gấp 3 lần nam giới.Tình trạng này làm tăng áp suất trong tĩnh mạch khiến tĩnh mạch bị giãn ra.
Ăn uống quân bình bằng cách kết hợp giữa thực phẩm âm và thực phẩm dương trong bữa ăn, tăng thực phẩm dương và hạn chế thực phẩm âm.
Dùng thêm Natto hàng ngày, bởi trong Natto có enzym Nattokinase có tác dụng phân hủy các sợi fibrin trong cục máu đông (huyết khối) trong các mạch máu rất hữu hiệu và hỗ trợ sản xuất plasmin nội sinh cũng là enzym làm tan cục máu đông.
Enzym Nattokinase không làm ảnh hưởng đến cơ chế đông máu, nghĩa là không ức chế gây sinh tiểu cầu như thuốc tây (Plavix - Clopidogrel), gây xuất huyết nội tạng.
Natto giúp lưu thông máu tốt hơn, làm bền vững thành mạch, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu.
Natto còn có Dipicolinic acid có tác dụng khống chế các vi khuẩn gây hại ở đường ruột và thúc đẩy tác dụng của vi khuẩn có lợi Lactobacillus giúp cải thiện đường tiêu hóa, chống táo bón.
>>> Xem thêm: Những lợi ích "vàng" của Natto đối với người bệnh tim mạch
Ăn các loại thực phẩm giàu kali và chất xơ: yến mạch, đậu lăng, rau xanh, hạnh nhân hay các ngũ cốc… giúp giảm giữ nước trong tĩnh mạch.
Bổ sung các thực phẩm chứa Flavonoid giúp làm giảm áp lực mạch máu và thu nhỏ lại những tĩnh mạch bị giãn. Một số thực phẩm giàu Flavonoid như cải bó xôi, bông cải xanh, táo, tỏi…
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, thì người suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế ăn muối hay thực phẩm giàu natri. Vì natri làm giữ nước trong cơ thể, do đó có thể làm tăng lượng nước chứa trong tĩnh mạch gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng hơn.
Nên kết hợp chế độ ăn uống cùng các bài tập luyện, mát xa bên ngoài để giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Xoay cổ tay ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 4-5 phút giúp lưu thông khí huyết toàn thân.
Kích thích các vùng bạch huyết nông: vùng cổ, nách, hõm vai, khủy hõm tay, hõm chân, vùng bẹn.
Dùng cây lăn cầu gai lăn từ dưới lên trên làm co các tĩnh mạch, chú ý đặt chân cao hơn tư thế ngồi, lăn từ cổ chân đến đùi, lăn khoảng 50-60 lần, một ngày khoảng 3 lần.
Mát xa ấn huyệt vùng mặt, ấn đường, vùng mũi, nhân trung, vùng cằm dưới miệng, góc hàm sát tai. Mát xa vùng xương cùng, xương cụt.
Xoa bóp dầu mè và gừng ở vùng suy giãn tĩnh mạch, pha mè và gừng theo tỉ lệ 1 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng gừng. Nếu vùng da đó dày có thể tăng 1 muỗng dầu mè và 2 muỗng gừng.
Vị trí nào bị giãn tĩnh mạch nhiều, viêm sưng, đau nhức và nổi gân nhiều thì áp nước gừng vào vị trí đó, rồi đắp cao khoai sọ.
Kết hợp chế độ ăn thực dưỡng quân bình cùng các bài trợ phương bên ngoài thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch, có thể giúp tĩnh mạch co ngắn lại.
Hy vọng bài viết mang tới những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi góp ý xin vui lòng để lại bình luận ngay tại bài viết này.