Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Gợi ý chế độ ăn thực dưỡng cho người tiểu đường
Thực dưỡng là một chế độ ăn lành mạnh được nhiều người áp dụng trong quá trình điều trị bệnh, trong đó có người tiểu đường. Một chế độ ăn uống quân bình, lấy gạo lứt là thực phẩm chủ đạo sẽ giúp giảm lượng đường trong cơ thể.
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, do tình trạng tăng glucose và thiếu insulin. Tiểu đường thường được chia thành 3 tuýp:
Tuýp 1: Tiểu đường phụ thuộc insulin, do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối và thường điều trị sử dụng insulin hàng ngày.
Tuýp 2: Tiểu đường không phụ thuộc insulin, do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin, có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống và tập luyện.
Tuýp 3: Tiểu đường thai kỳ, là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 trước đó.
Tiểu đường nếu theo y học hiện đại thường bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc hỗ trợ suốt đời, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1. Không chỉ vậy, người tiểu đường ăn uống kiêng khem dẫn tới chế độ ăn mất cân bằng, thiếu dinh dưỡng có thể dẫn tới các biến chứng.
Chính vì vậy, một chế độ ăn thực dưỡng đúng, đủ sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện bệnh giảm khả năng phụ thuộc vào thuốc.
Tiểu đường là bệnh cực âm, người bệnh có thể ăn theo bài số 7 từ 2 tuần đến 1 tháng, sau đó chuyển dần sang bài số 6, số 5. Nên ăn thêm đậu đỏ, bí đỏ, tamari, bột sắn dây, trà đậu đỏ hoặc trà bancha, enzym (1E), hạt óc chó.
Có thể uống lá xoài, lá cây nếp thơm, cây càng cua, quả đậu bắp, nước sắc quả khế chua phơi khô, khi thấy đường huyết xuống thấp thì dừng. Thay thế gạo trắng hoàn toàn bằng gạo lứt, ngũ cốc lứt…Một số lưu ý khi ăn thực dưỡng đối với người tiểu đường:
Có thể ăn uống đa dạng các loại thực phẩm khác nhau nhưng ăn với một lượng phù hợp, không ăn quá nhiều.
Ưu tiên các loại rau xanh và các loại quả chứa nhiều chất xơ, ít ngọt, lượng đường thấp và hạn chế thực phẩm có gia vị và chất bảo quản.
Dùng dầu thực vật thay thế dầu động vật, hạn chế thực phẩm chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ.
Không nên loại bỏ hoàn toàn lượng tinh bột mà vẫn nên duy trì, tuy nhiên sẽ thay thế cơm gạo trắng bằng gạo lứt. Ngoài ra có thể ăn miến rong, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Không nên ăn quá no, người tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn, ngoài bữa chính có thể thêm các bữa phụ xen kẽ.
Đối với người tiểu đường Tuýp 1 (phụ thuộc insulin)
- Những thức ăn chính: Cơm gạo lứt, hoặc để thay đổi bữa có thể nấu cơm gạo lứt cùng kê hoặc đậu đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu) ăn cùng với muối mè, mỗi chén cơm ăn từ 1-2 muỗng muối mè (tỉ lệ 15 mè/ 1 muối biển). Nên nhai kỹ rồi mới nuốt.
- Thức ăn phụ: Rau củ xào khô (tekka), củ hành xào miso, súp tóc tiên (Hijiki) cá chép, súp cá cơm hầm, cá cơm kho rim, cháo nhừ xích tiểu đậu (đậu đỏ) + phổ tai + bí rợ (bí ngô), súp cà rốt + ngưu bàng.
Nên dùng thêm rong wakame, rong phổ tai, củ hành, hành ta, củ cải khô muối.
- Thức uống: trà gạo lứt rang, trà gạo + trà ban cha (Trà 3 năm), trà phổ tai (kombu), thực dưỡng Fucoidan.
- Thức ăn nên hạn chế sử dụng:
+ Cơm gạo trắng, các ngũ cốc trắng tinh chế.
+ Tránh các loại thức ăn động vật , thịt có màu đỏ , các loại hải sản (ngoại trừ cá chép, cá cơm, cá bống dậm, tép riu, tép muỗi).
+ Sữa động vật hay các loại thức ăn chế biến từ sữa và đường.
+ Các loại trái cây, dấm, gia vị cay nóng như: ớt, tiêu…
+ Các loại cà, khoai tây, dưa, măng, nấm.
+ Chú ý là không nên dùng dấm ăn dù là dấm nuôi.
Đối với tiểu đường Tuýp 2 (không tùy thuộc Insulin)
- Thức ăn chính: Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt + đậu đỏ (xích tiểu đậu) tỉ lệ gạo/ đậu là 5/1, bánh mì lứt, phở lứt... Nhai kỹ rồi mới nuốt.
- Thức ăn phụ: Súp cà rốt + ngưu báng (nấu trong 35 phút).
Cháo hồ xích tiểu đậu + phổ tai (kombu) + bí rợ (bí ngô).
Cá chép chưng, súp cá chép (ăn lượng tăng từ từ, từ ít đến nhiều tùy tình trạng lao động hàng ngày).
Trong các loại rau đậu có thể ăn thêm của cải trắng, bí đao, đông, đậu hủ (làm bằng rỉ muối hột).
- Thức uống: Nước súp rau củ , trà bancha (trà 3 năm), trà gạo lứt + trà bancha, thực dưỡng Fucoidan.
- Các thức ăn nên tránh tương tự người tiểu đường Tuýp 1.
Vận động tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường
Bên cạnh chế độ ăn thì cách kiểm soát bệnh tiểu đường đó là tập thể dục tối thiểu 1h mỗi ngày để giúp cơ thể cân bằng như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập gym, chạy bộ, tập yoga, khí công…
Sự vận động đổ mồ hôi ra hàng ngày sẽ giúp cơ thể bài tiết thải độc qua tuyến mồ hôi, cũng như giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng khả năng hoạt động của insulin.