Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Ngũ cốc và những giá trị có thể bạn chưa biết
Ngũ cốc là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, chiếm tới 5 - 7 phần trong khẩu phần ăn, nhất là với những người theo chế độ ăn thực dưỡng. Ngũ cốc mang lại những giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người.
Ngũ cốc là thực phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật, đây là nhóm lương thực chính yếu trong 5 nhóm lương thực. Ngũ cốc thường được biết đến với các thực phẩm như gạo, mè, lúa mì, họ đậu đỗ, các loại hạt, yến mạch…
Dù là nhóm lương thực thực vật nhưng ngũ cốc mang trong mình đầy đủ các giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là nhóm đạm thực vật (protein), chất béo, khoáng chất và vitamin.
Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều enzyme, các nguyên tố vi lượng như sắt, thiamin, niacin… Nhất là hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc thường cao, tốt cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung đạm (protein) thực vật dồi dào, lành mạnh
Protein (Đạm) là thành phần không thể thiếu giúp nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh, bởi nó giúp tái tạo và xây dựng các mô.
Lượng protein trong mỗi loại ngũ cốc là khác nhau, tuy nhiên protein ngũ cốc thường là protein gluten. Chúng được sử dụng để tạo ra các chất như hormon và enzym. Bổ sung protein từ thực vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của xương, sụn, cơ mà lại giảm nguy cơ thừa cholesterol, béo phì.
Hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa
Ngũ cốc có chứa hàm lượng chất xơ cao và trong hầu hết các loại ngũ cốc thì đều có chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chúng đóng vai trò tác động điều tiết chuyển động nhu động ruột, tăng cường quá trình bài tiết giúp hệ tiêu hóa vận động trơn tru.
Ngoài ra, một số ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan Cellulose cao giúp nhuận tràng, cung cấp các lợi khuẩn chữa chứng táo bón, hỗ trợ điều trị trĩ.
Cung cấp nhiều loại vitamin, tăng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể
Mỗi loại ngũ cốc sẽ có hàm lượng vitamin khác nhau, tùy thuộc vào cơ thể bạn đang thiếu vitamin nào thì sẽ bổ sung ngũ cốc giàu vitamin đó.
Thường ngũ cốc giàu vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6, các axit như pantothenic (vitamin B5), axit para aminobenzoic (PABA) và folic (vitamin M)... Ngoài ra, một số ngũ cốc có chứa hàm lượng enzyme cao, bao gồm protease, amylase, lipases, and oxidoreductase, những chất tốt cho sức khỏe.
Khi cơ thể được cung cấp đủ các vitamin sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý.
Duy trì cân bằng lượng đường cơ thể, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Với hàm lượng chất xơ cao thì ngũ cốc không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột mà còn giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu. Các chất xơ này sẽ làm giảm tốc độ tiết glucose từ thức ăn, đồng thời giảm nồng độ HbA1c - huyết sắc tố glycated là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường.
Do đó, những người mắc tiểu đường hay muốn giữ dáng thường lấy ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm chính, nhưng nên chọn những ngũ cốc ít lượng tinh bột.
Phòng nguy cơ ung thư
Ngũ cốc rất giàu các phytosterol và steroid thực vật, cùng estrogen thực vật, dưỡng chất có khả năng kích thích quá trình sản sinh hormone estrogen trong cơ thể. Các phytosterol ngăn chặn estrogen thúc đẩy sản xuất chất chống ung thư ở vú.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ngũ cốc thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư ruột do hàm lượng giàu chất xơ. Các phytosterol trong ngũ cốc làm giảm thời gian tái hấp thu estrogen vào máu qua thành đại tràng bằng cách tăng chuyển động của quá trình tạo chất thải, tăng cường sự chuyển động của phân qua ruột già, từ đó thúc đẩy quá trình bài tiết diễn ra đều đặn. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tái hấp thu các tạp chất vào máu qua thành đường ruột.
Bổ sung khoáng chất, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
Ngũ cốc chứa hàm lượng các khoáng chất phong phú, có đến 95% khoáng chất chứa trong đó là gốc sunfat và photphat của magie, kali và canxi. Đây còn là nguồn chứa lượng lớn photpho, hay còn gọi là phytin. Các phytates thường có tác dụng làm giảm đáng kể quá trình hoạt động của sự hấp thu chất sắt. Trong đó, loại chưa tinh chế thường có chứa mức phytates cao hơn loại tinh chế.
Bên cạnh đó, ngũ cốc còn có thêm kẽm, đồng và mangan. Các chất khoáng này là chất xúc tác cho các hoạt động của enzyme và không thể thiếu khi đóng vai trò là thành phần cấu tạo nên chất đạm, chất béo trong cơ thể, giúp quá trình tăng trưởng và vững chắc của xương. Đồng thời giúp cơ thể chúng ta dung nạp đủ nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày hoạt động.