Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Natto là thực phẩm “quốc dân” của người Nhật Bản được làm từ đậu nành lên men với giá trị dinh dưỡng cao. Natto giàu protein, magie, vitamin, acid folic…rất tốt cho hệ tim mạch.
Theo truyền miệng kể lại rằng, Natto có thể bắt nguồn từ vùng chân dãy núi Himalaya tại Vân Nam lan tỏa ra bên ngoài. Natto được truyền đến Nhật Bản lúc nào, hiện chưa thể xác minh. (theo Wikipedia)
Tuy nhiên, Natto là món ăn truyền thống và quen thuộc được người dân Nhật Bản truyền qua nhiều đời. Là món ăn thường không thể thiếu được trong các bữa ăn của người Nhật.
Natto được làm đậu hạt đậu nành lên men
Natto là món ăn tuyệt hảo làm từ đậu nành chín ủ với men Bacillus Natto trong một khoảng thời gian với nhiệt độ 38 - 40 độ. Hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Natto. Sau khi được ủ lên men, những hạt đậu nành có màu nâu, nhiều sợi nhớt dai, mùi hơi nồng khai. Chính mùi vị này làm một số người chưa biết giá trị vàng của thực phẩm Natto đã vội vã từ chối.
Natto có vị ngọt Umami (như vị ngọt mì chính mà chẳng độc hại gì). Natto ngon là loại nhiều sợi nhớt. Natto cung cấp nguồn protein thực vật thay thế thịt động vật cho người ăn chay thực dưỡng, lại giúp cơ thể tự điều chỉnh những yếu tố bất ổn.
Món ăn này có màu nâu nhạt, mùi khó ngửi và nhiều chất dính. Cụ thể, “Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzym (Bacillus natto) ở một môi trường 40°C trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao, có mùi nồng rất khó chịu với người không ăn quen.
Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng món Natto càng tốt và vị càng ngọt. Người ta cũng sẽ đánh giá chất lượng Natto qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợ nhớt càng dài thì natto càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà và không cần phải chế biến thêm khi dùng.
Đậu nành là loại hạt có tính cực âm, nhưng khi được lên men thành Natto sẽ khử đi tính âm và tạo ra nhiều chất có lợi. Năm 1986 Tiến sĩ Sumi Hiroyuki phát hiện trong Natto có một Enzym Nattokinase có tác dụng phân hủy các sợi fibrin trong cục máu đông (huyết khối) trong động mạch rất hữu hiệu, phòng ngừa và chữa trị các bệnh đột quỵ. Natto còn làm mượt dòng máu chảy, bền vững thành mạch máu, điều hòa huyết áp.
Natto giàu chất dinh dưỡng như đạm, magie, acid folic tốt cho hệ tim mạch
Do đó, Natto cũng là thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho người trung niên và cao tuổi, để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.
Ngoài tác dụng đánh tan cục máu đông, Natto còn giúp giải quyết các mảng bám trong thành mạch máu do cặn canxi và cholesterol xấu tạo thành.
Cứ 100g Natto có tới 870 microgam vitamin K2, có vai trò hoạt hóa protein Osteocalcin, đưa canxi gắn kết vào xương. Nếu không có Vitamin K2 thì canxi sẽ lắng đọng thành mạch tạo mảng xơ vữa và đọng tại thận tạo sỏi.
Natto còn có Di-Picolinic Acid có thể khống chế vi khuẩn bất lợi và thúc đẩy vi khuẩn có lợi Lactobacillus có trong Natto để giúp cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa. Natto có tỷ lệ đạm tới 35%, lipid 17% với nhiều Omega3 và Omega6, vitamin K2, B1, B2, B6, B9, Choline và đặc biệt có nhiều chất khoáng, Canxi, Magie, Potassium... làm kiềm hóa dòng máu, rất tốt cho người bệnh và mọi đối tượng. Natto bảo quản trong ngăn đá được khoảng 50 - 60 ngày. Để ngăn lạnh 1 - 5 độ được khoảng 10 ngày.
Natto là nguồn cung cấp protein thực vật có giá trị cao cho người ăn thực dưỡng, phòng ngừa và hỗ trợ chữa đột quỵ, tim mạch, xơ vữa nhồi máu cơ tim, loãng xương, tiêu hóa. Để có Natto hoặc là phải mua ở các cửa hàng thực dưỡng uy tín, hoặc phải tự làm như sau:
Công thức làm Natto không cầu kì, có thể thực hiện tại nhà
Phương pháp ủ bằng rơm sạch lên men tự nhiên: Vi khuẩn Natto tự nhiên có trong rơm, phát triển rất tốt trên hạt đậu tương được làm chín ở nhiệt độ khoảng 40 độ. Rơm sạch được xử lý luộc sôi khoảng 2 - 3 phút để diệt khuẩn, vi khuẩn Natto chịu được nhiệt độ sôi lâu hơn. Sau đó rơm bó lại thành bó ngắn và ninh đậu tương thật nhừ, rồi nhét vào giữa bó rơm. Để các bó rơm ở nhiệt độ khoảng 38 - 40 độ trong 3 ngày là có được món Natto lên men tự nhiên.
Phương pháp đơn giản hơn là mua một hộp Natto về làm giống: Hộp Natto khoảng 40 - 50 gam đủ cho một lượng đậu tương khô 300 - 500 gam. Nghiền nát Natto giống mua về với 1/2 thìa cà phê đường nâu hoặc đường thốt nốt và 1/4 thìa cà phê muối hầm.
Đậu tương đãi sạch ngâm khoảng 12 giờ, không xát vỏ, cho nồi áp suất với lượng nước sấp mặt đậu, đun sao cho mềm hạt đậu bóp nhuyễn là được, chắt hết nước luộc đậu trong nồi áp suất ra tô. Để nguội khoảng 70 độ, lấy một thìa nước này trộn với Natto giống đã nghiền với muối và đường. Khi đậu trong nồi áp suất còn khoảng 60 - 70 độ thì cho Natto giống vào nồi rồi nhanh tay trộn thật đều và trút ra khay hoặc đĩa sứ to, dàn phẳng, độ dày lớp đậu tối đa không quá 5 cm. Dùng giấy nhôm bịt kín mặt khay và lấy que đâm thủng một số lỗ cho thông khí. Sau đó cho vào thùng xốp hoặc xô, treo một bóng đèn phía trên khoảng 40w giữ nhiệt độ khoảng 38 - 40 độ với thời gian khoảng 20 - 22 giờ là được. Sau đó bỏ ra để nhiệt độ phòng khoảng 1 giờ rồi cho vào các lọ thủy tinh nhỏ hay hộp giấy chuyên dụng. Cất ngăn đá dự trữ trong 2 tháng hoặc để nhiệt độ lạnh 1 - 5 độ ăn trong khoảng 10 ngày.
Muốn bớt mùi nồng của natto có thể cho thêm hành, tỏi, ớt, tiêu, tamari, miso, thì là, mùi tàu.
Bổ sung Natto vào các bữa ăn hàng ngày theo lượng hợp lý không chỉ giúp phòng ngừa các nguy cơ bệnh tim mạch, mà còn giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư gan, tiêu hóa…