Cách ăn thực dưỡng phòng và hỗ trợ bệnh tim mạch

Theo thực dưỡng, bệnh tim mạch có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thông qua chế độ ăn uống và thay đổi lối sống hàng ngày. Bởi phương pháp này quan niệm thức ăn chính là gốc rễ của mọi bệnh tật.

1. Các bài thực dưỡng áp dụng cho bệnh về tim mạch

Một số bệnh về tim mạch như: Bệnh hở hẹp van tim, thiểu năng vành, tăng huyết áp, các rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, huyết áp thấp, viêm tắc tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, thiếu máu...

Bệnh tim mạch cũng là loại bệnh cực âm do ăn quá nhiều thực phẩm âm, acid, thịt mỡ động vật. Ăn bài số 7, số 6. Ăn rong biển, mộc nhĩ, vài lát gừng. Ăn tamari, tỏi, Natto, ăn bột sắn dây, tỏi ngâm dấm.

Bệnh van tim và mạch vành nên đổ dầu mè ấm (khoảng 40 độ) vào vùng tim để trong 2 giờ, dùng hồ đậu xanh làm bờ, hoặc dùng 4 lớp gạc xô thay đậu xanh, rồi đổ dầu mè lên, đắp 3 - 4 tuần liền.

Cắt cơn đau tim bằng cách day huyệt thiếu xung (ở chân móng tay ngón út). Nếu nặng có thể châm chích máu ở cả 5 chân móng tay, chỉ một hạt kê máu.

Khi nhịp tim nhanh hoặc muốn tim nghỉ ngơi, chỉ cần áp lòng bàn tay vào mắt thôi là tim đó đập chậm rồi, áp 4 - 5 giây, rồi bỏ ra, lặp lại như vậy ít lần. Làm xong mắt này thì đổi bên, không áp hai mắt cùng lúc.

Bệnh tăng huyết áp, khi rang muối mè cần lưu ý tỷ lệ mè nhiều hơn. Nếu huyết áp chưa xuống thì cần ăn nhạt ít ngày, khi huyết áp ổn định sẽ ăn theo bài. Mát xa hai lòng bàn chân. Sắc uống sắn dây, đậu đen, hoa hòe, sinh địa 5 gam, ngưu tất 10 gam, đỗ trọng 15 gam, đan bì 4 gam.

Bệnh huyết áp thấp, khi rang muối mè, tỷ lệ muối mè mặn hơn. Có thể uống nước gừng nướng với mật ong vào buổi sáng cho thêm 1 - 2 quả mơ muối lâu năm hoặc uống trà bình minh, trà tam thất. Bài thuốc hỗ trợ bổ máu, huyết áp thấp (đương quy xịn 12 gam, đan sâm 8 gam, xuyên khung 8 gam, kỷ tử 7 gam), sắc uống hàng ngày. Hoặc dùng bài thuốc bổ khí sau: cao ban long, sâm, tam thất hay hoa tam thất, mật ong xịn uống hàng ngày. Sắc lá hoàn ngọc uống (lá cây con khỉ).

Thiếu máu: Ăn lá tía tô, bí đỏ, rong biển, natto, ngưu bàng, takka, đậu lăng, táo đỏ, kỷ tử, quế chi…

2. Áp dụng thực dưỡng cho bệnh tai biến mạch máu não (TBMMN)

Bệnh TBMMN thường là do xơ vữa động mạch não, có đến 50% số người mỡ máu bình thường vẫn có thể xơ vữa động mạch. 

Những người bị xơ vữa động mạch, hoặc có tiền sử và đang bị TBMMN cần ăn theo thực dưỡng, bắt đầu từ bài số 7, số 6, số 5. Tamari tỏi lâu năm, bột sắn dây, rong biển, trà bancha.

Bị đột quỵ có thể dùng lá ớt 100g, 2-3g muối, đun với 300ml nước. Hoặc bài thuốc sắc tai quả hồng 10-20g khô trộn cùng nước củ cải, tất cả khoảng 300ml chia ra 3 lần khi đói uống trong ngày, uống 1 tuần, nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục.

Các thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch như rong biển, đậu đỏ, đậu lăng, ngưu bàng, tía tô, mộc nhĩ…Hay một số thực phẩm bổ huyết như táo đỏ, kỷ tử, đường mía hà thủ ô…Bên cạnh đó có thể sử dụng một số sản phẩm thực dưỡng như Thực dưỡng Fucoidan để bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh.

Kết hợp Thực dưỡng Fucoidan và đường mía hà thủ ô tạo thức uống bổ dưỡng cho người tim mạch

Trên đây là một số bài thực hành thực dưỡng mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe tim mạch. Mọi đóng góp và cần tư vấn, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 0879717580 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

scrolltop