• Tổng đài tư vấn
    0879717580

7 Nguyên tắc của phương pháp Thực dưỡng

7 nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng là chìa khóa để mở cánh cửa huyền vi của cuộc sống, dùng để đi sâu và xa trên con đường tâm linh.

Thực dưỡng đơn giản là một phương thức chữa và hỗ trợ điều trị bệnh tật bằng niềm tin kết hợp với việc ăn kiêng đơn thuần như gạo lứt muối vừng. Trên thực tế, Thực dưỡng không những là một bộ môn khoa học về Vũ trụ, con người, dựa trên nền tảng là học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, vốn là nền tảng của nền y học cổ truyền và nhiều ngành khoa học nhân văn khác của Phương Đông. 

1. Nguyên tắc thứ nhất: Sinh thái học

Trong thế giới phương Tây (nơi thực phẩm chính yếu là thịt), sinh thái học được coi là một từ mới. Ở Phương Tây, Sinh thái học sẽ không còn là sự quan tâm lớn từ công chúng, nếu như người dân phương Tây không lo sợ các hiện tượng ô nhiễm môi trường và sự bùng nổ dân số. 

Ở phương Đông (nơi thực phẩm chính yếu là rau) người ta có khuynh hướng kết nối với thiên nhiên, từ “Sinh thái” – có ít nhất 4000 năm tuổi. Ở Trung quốc, nó được diễn đạt bởi 4 từ: Shin (身 Thân) Do (土Thổ) Fu (不Bất) Ji (二 Nhị) Con người và đất đai không phải là hai mà là một (Thuyết “Thân Thổ bất nhị”). Đất sản sinh ra cây cỏ; động vật ăn cỏ cây để tạo ra máu, tế bào, mô và các cơ quan nội tạng. Con người, cũng như mọi động vật, chính là sự chuyển hoá từ đất. 

Con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ khi họ sống bằng các thực phẩm xung quanh vùng sống; vốn sinh trưởng theo một cách lý tưởng để trở thành thức ăn của họ. Con người, loài động vật tự do nhất, có thể tự thích nghi đối với bất kỳ điều kiện khí hậu nào nếu chúng ta duy trì thường xuyên được một số nhân tố (nhiệt độ, nước, mức độ đường và muối khoáng,…) đơn thuần chỉ để sống, và còn phải duy trì những điều kiện này chặt chẽ hơn – nếu chúng ta muốn được khỏe mạnh. Và thức ăn tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý tốt đẹp là thực phẩm nuôi trồng tại địa phương.

2. Nguyên tắc thứ hai: Tính tiết kiệm

Con người hiện đại, vốn coi tiền bạc là nhân tố thiết yếu đem lại hạnh phúc cho mình, nhấn mạnh việc hạch toán kinh tế vào tiền bạc, kết quả là đã có nhiều người tiết kiệm được tiền bạc và đánh mất cuộc sống. Tiền thực sự mang đến cho chúng ta chút hạnh phúc, bằng cách giúp chúng ta thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất định. Nhưng một khi chúng ta không thoả mãn với những điều kiện thiết yếu căn bản này và tham lam đi tìm kiếm thêm nhiều hơn và nhiều hơn nữa sự thoải mái vật chất, sự tiện nghi và sự xa hoa, thì chúng ta đang góp phần vào việc đánh mất hạnh phúc của chính mình.

Tính kinh tế trong cuộc sống được áp dụng trong chế độ ăn Thực dưỡng với ý nghĩa “không lãng phí”. Không có gì là bất thường khi một thiền sinh (hay môn đồ Thực dưỡng) bị rầy la nghiêm khắc vì đã để một hạt cơm rơi trên sàn bếp. Càng ít lãng phí thực phẩm thì càng có thêm nhiều thực phẩm cho những người khác – đây là một trong những câu trả lời rõ ràng nhất cho vấn nạn gia tăng dân số. Số lượng thực phẩm tồn trữ trong kho, trong các nhà hàng và gia đình của toàn nước Mỹ là con số đáng kinh ngạc.

Về những giới hạn của các thực phẩm chúng ta ăn, tính kinh tế trong cuộc sống được nhìn nhận theo góc độ cần cố gắng ăn thực phẩm toàn phần. Khi chúng ta chỉ ăn một phần của thực phẩm, chúng ta sẽ bị thiếu dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất sẽ mất cân đối. 

Hai nguyên tắc đầu: Sinh thái và tiết kiệm cuộc sống, có thể được tóm tắt như sau: ăn thức ăn thiên nhiên và nuôi trồng tự nhiên – tự nuôi dưỡng mình chủ yếu bằng thực phẩm toàn phần được nuôi trồng tại địa phương mình sinh sống và không chế biến. Hãy trả lại cho đất những thứ (mà những sản phẩm của nó ta không thể dùng làm thực phẩm), để giữ cho chúng ta và đất đai của chúng ta khỏe mạnh.

3. Nguyên tắc thứ ba: Nguyên lý Âm-Dương

Đây chính là chiếc la bàn định hướng của chúng ta. Nó chỉ cho chúng ta hướng đi của cuộc đời cũng giống như cách thức mà chiếc la bàn chỉ hướng Bắc - Nam, chỉ ra phương hướng về địa lý. Nguyên tắc Âm- Dương “thống nhất” là một công cụ hữu dụng của chúng ta. Nó có thể giúp ta tìm thấy vị trí của mình trong vũ trụ bao la và nó cũng có thể dẫn chúng ta tới với sức khỏe và hạnh phúc, bằng cách cho ta khả năng phân tích thực phẩm chúng ta ăn và ảnh hưởng của chúng lên cơ thể và trí não chúng ta.

Mọi thứ đều có thể được phân tích thành Âm - Dương và nó thực sự chỉ là một cách nói khác rằng mọi thứ trong thế giới không ngừng thay đổi này, đều có quan hệ với nhau. 

Về mặt tinh thần, thực phẩm Âm có xu hướng dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ âm tính (sợ sệt, v.v…); Thực phẩm Dương dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ Dương tính (hận thù, v.v…); và sự quân bình âm dương tốt đẹp thì đưa ta tới với sự hài hoà và êm ả.

Quân bình Âm - Dương là mục tiêu và là định hướng của chúng ta. Vì hầu hết chúng ta đều mất quân bình và nghiêng về phía Âm, do vậy, chúng ta đang cố để làm sao trở nên Dương hơn; nhưng để làm được như vậy đôi khi ta phải đi theo con đường vòng: “Lùi một bước để tiến hai bước!”.

4. Nguyên tắc thứ tư: Nghệ thuật sống

Phương pháp Thực dưỡng không phải là một khoa học nhưng việc hiểu biết về nó sẽ có ý nghĩa đối với đời sống sức khỏe và tinh thần.

Khoa học hiện đại tiến hành phân tích, rồi nêu ra những lý thuyết và “Quy luật”; tất cả đều nhằm tìm ra sự thật tuyệt đối trong một thế giới tương đối, hơn nữa khoa học có rất ít nếu không muốn nói rằng nó chả có gì với sức khoẻ – và còn quan trọng hơn nữa, là với tinh thần, cảm xúc.

Thực dưỡng, về mặt nào đó là một Nghệ thuật. Với hiểu biết rằng không có quy luật tuyệt đối nào tồn tại hoặc được tuân theo mãi mãi; chúng ta bắt đầu bằng những nguyên tắc phù hợp với một thế giới biến đổi không ngừng, nơi mà chúng ta có thể sống được. Chỉ có bạn là người nghệ sĩ đang vẽ bức tranh đời của bạn. Còn phương pháp Thực dưỡng thì chẳng cứng nhắc, cũng không phải là sự rập khuôn, mô phỏng.

Phương pháp Thực dưỡng là một nghệ thuật sống, đem đến niềm hân hoan, tiếng cười, hạnh phúc, sức khỏe và tự do. Nó được đặt nền tảng trên sự nhận thức rằng chỉ có bạn mới là chủ nhân đích thực của bản thân bạn – chứ không phải vi khuẩn, các bác sĩ, các nhà khoa học, nhà triết học hoặc những người ăn kiêng và đặc biệt không phải những người làm Thực dưỡng.

  • Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng
  • Thức ăn đúng
  • Cách nấu ăn đúng
  • Thái độ ăn đúng
  • Giờ ăn đúng

Đức Phật ăn duy nhất bữa trưa vào giờ Ngọ, các bậc thánh hiền không ăn chiều không ăn tối. Súc sinh ngạ quỷ ăn đêm. 

5. Nguyên tắc thứ năm: Lòng tri ân

Thực dưỡng không đơn thuần chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, cũng không phải một bí kíp nấu ăn đầy bí ẩn của phương Đông. Một số người cho rằng Thực dưỡng là cách ăn kiêng với gạo lứt, những người khác lại cho rằng đó là cách từ bỏ thú vui trong ăn uống. Những ý kiến này mới khiến Thực dưỡng xa cách sự thật làm sao! 

Phương pháp Thực dưỡng là sự hiểu biết sâu sắc trật tự của tự nhiên, là ứng dụng thực tế những điều có thể làm cho chúng ta những bữa ăn ngon lành, đầy hấp dẫn, để đạt tới cuộc sống hạnh phúc và tự do. 

6. Nguyên tắc thứ sáu: Niềm tin

Tế bào máu của chúng ta được thay mới hoàn toàn với chu kì ba tháng một lần. Khi ta bắt đầu ăn theo phương pháp Thực dưỡng, tế bào máu trở nên mạnh khoẻ hơn rất nhanh. Sự thay đổi kỳ diệu, mà hầu hết những người đã qua áp dụng Thực dưỡng đều đúc kết được kinh nghiệm trong ba tháng đầu tiên. Sau ba tháng, sự chuyển biến này có phần chậm hơn và khó khăn hơn. Thậm chí đôi khi có người thấy kém hơn trước.

Niềm tin thực sự, không phải là sự tin tưởng hời hợt bề ngoài hoặc sự mê tín. Đó là sự hiểu biết rõ ràng về Nhất thể (Toàn thể vũ trụ bao la và những biểu hiện vô tận của nó); chính chúng ta là những biểu hiện của Nhất thể. Chúng ta đang ở trung tâm của một xoắn ốc, khởi đầu từ Vô Cực, phân thành Âm Dương; rồi năng lượng, các nguyên tố hoá học, thực vật và động vật. Mỗi giai đoạn tiếp sau là sự chuyển hoá của giai đoạn trước đó. Đường xoắn ốc này mang tính liên tục. Bao quanh ta là tràn ngập ánh sáng, không khí, nước và thức ăn. Sự ô nhiễm có thể được diễn tả như là sự bùng nổ dân số, điều khiển theo sự trật tự vũ trụ. Ánh sáng, không khí, nước, ngũ cốc, đất đai, rau, đậu, hạt, cá, hoa quả, muối và thực phẩm từ động vật là đủ cho chúng ta trong một trật tự tương đối; ta phải ăn chúng, nếu chúng ta muốn mạnh khỏe. Vì phương pháp Thực dưỡng chỉ cho ta trật tự đúng đắn của thực phẩm nên ăn uống theo phương pháp Thực dưỡng là đúng đắn. Nếu sức khoẻ của tôi kém đi, thì nó là do: (a) đào thải độc tố/hoặc chất dư thừa, tế bào cơ thể kháng lại dịch nội bào mới, hoặc việc áp dụng phương pháp Thực dưỡng đang không đúng.

7. Nguyên tắc thứ bảy: Do-o-raku – Đạo Sống vui

Do-o là từ tiếng Nhật, tương đương với từ “Đạo” (道 dao) của Trung Quốc, trật tự của tự nhiên. Raku là “Niềm vui”(樂 Lạc). Vui với Đạo (Sống cuộc sống với sự tri ân trong mọi lúc và ở mọi nơi) là Do-o-Raku. Khi chúng ta nhận thức sự công bằng của tự nhiên, và chân lý tuyệt đối, chúng ta biết rằng chẳng có điều gì đáng để lo lắng cả. Khi nhận ra điều này, chúng ta có thể bắt đầu hưởng thụ cuộc sống của mình một cách đầy đủ, bằng cách chia sẻ niềm vui vô tận và lòng biết ơn tới mọi con người mà ta đã gặp.

Thật thú vị, Do-o-Raku còn có nghĩa là sở thích. Do vậy ta có thể nói rằng Do-o-Raku nghĩa là sống cuộc sống như sở thích - đó là ý nghĩa của nó. Mọi thứ chúng ta làm chỉ là một trò chơi. Không thành vấn đề dù ta thất bại hay thành công. Một sự hiểu biết như thế chính là Niết bàn – là sự thanh bình vĩnh hằng. Như lời dạy của Thiền sư Paramahansa Yogananda: “Đừng coi kinh nghiệm của cuộc đời là hệ trọng… bởi lẽ trong thực tại chúng chẳng là gì, mà chỉ là kinh nghiệm trong mơ thôi. Hãy đóng trọn vai trò của mình trong cuộc sống, nhưng đừng bao giờ quên rằng đó chỉ là một vai diễn mà thôi.”

Sống trong niềm hân hoan ngây ngất bất diệt – đó là Do-o-Raku. Những người hành động như thế được gọi là Do-o-Raku-Mono. Nếu bạn là một Do-o-Raku-Mono, thì bạn là nhà Thực dưỡng, bất kể bạn ăn gì.

Bài viết liên quan

scrolltop