Hướng dẫn phương pháp cải thiện bệnh Gout bằng thực dưỡng 

Gout là căn bệnh gây nên những cơn đau nhức, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Áp dụng phương pháp thực dưỡng trong điều trị bệnh gút sẽ giúp giảm các triệu chứng sưng, đau nhức, mà còn giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch.

1. Gout và nguyên nhân của bệnh gút

Gout (gút) là dạng bệnh của viêm khớp, gây nên các tình trạng đau nhức, sưng thường xuất hiện ở các chi. Đây là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến chế độ ăn uống do thức ăn có nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến việc lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Gút, được phân thành nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát (vô căn).

- Nguyên nhân vô căn: Do di truyền hoặc do cơ địa. Người bệnh gút vô căn có quá trình tổng hợp purin nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

- Nguyên nhân thứ phát: Do biến chứng một số bệnh khác gây nên hoặc do quá trình dùng thuốc điều trị bệnh ác tính làm tăng acid uric trong máu. Một số bệnh gây nên gút như bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương…

2. Thực dưỡng trong hỗ trợ bệnh Gút 

Theo quan niệm thực dưỡng, bệnh xương khớp được chia làm hai nhóm là viêm khớp âm và viêm khớp dương.

Nguyên nhân gây nên viêm khớp âm chính là đồ ngọt như: trái cây, nước ngọt, gia vị và các loại đồ uống có hương vị….. người bệnh nếu dùng quá nhiều thức ăn và nước uống cực âm thì người dễ bị mập, béo phì do tính âm – trương nở.

Viêm khớp dương là do dùng nhiều thức ăn như: thịt đỏ, trai, sò, các chế phẩm từ sữa, trứng…. Dễ hình dung hơn chính là tính dương – co rút. Đây chính là nguyên lý giảm cân của chế độ ăn Low carb.

Cả hai nhóm trên sẽ gặp tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nếu kết hợp tiêu thụ thêm nhiều dầu mỡ, nước đá, nước lạnh, bia rượu và kem.

Mất đi sự cân bằng bên trong cơ thể chính là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, môi trường và thức ăn lại đóng vai trò quan trọng nhất. Bạn ăn uống quá âm hay quá dương đều tác động xấu đến dây thần kinh do hồng cầu di chuyển chậm, không vận chuyển đủ dưỡng khí để nuôi các dây thần kinh cùng xung quanh khớp từ đó gây nên các cơn đau nhức.

Dựa vào nguyên lý trên mà chúng ta có thể kết hợp các thực phẩm tính âm và tính dương hài hòa, giúp điều trị các biến chứng trong cơ thể cũng như cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bên cạnh việc dùng thuốc.

3. Thực đơn thực dưỡng cho người bệnh Gút

3.1. Thực dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp âm

Là những người có triệu chứng đau nhưng ít sưng, đau tập trung ở vùng giữa và dưới thấp của cơ thể.

Thay cơm gạo trắng thành cơm gạo lứt, ăn với muối mè. 2 muỗng muối vừng nhỏ cho 1 chén cơm, nếu mắc bệnh huyết áp cao, bệnh thận thì giảm lượng muối mè ít hơn.

Cách nấu cơm gạo lứt: Gạo vo sạch rồi cho lượng nước gấp 1,5 lần gạo, đặt vào nồi cơm điện rồi bật nút nấu, đợi khi cơm sôi thì rút điện để im từ 20-25p, sau đó cắm điện và bật nút nấu cho đến khi cơm chín.

Các món ăn để thay đổi bữa: bún gạo lứt xào hành và tương đậu; bánh cuốn lức; nấm mèo xào xì dầu; súp cá chép hầm rau củ; ….. Có thể dùng thêm trà gạo lứt mỗi ngày.

Người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ lá tròn, củ tròn. Khuyến khích nên dùng nhiều cà rốt, củ cải trắng ăn cả lá, bồ công anh,….. Mỗi ngày dùng một bát súp, nêm ít gia vị và không bỏ dầu ăn trong tháng đầu.

3.2. Thực dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp dương

 Những người bệnh viêm khớp dương sẽ có triệu chứng viêm sưng nặng, nóng đỏ khớp, đau nhức dữ dội – bệnh gút.

Thức ăn chính vẫn là cơm gạo lứt muối mè hoặc cháo gạo lứt. Nên ăn nhạt, ít gia vị.

Thức ăn phụ: đậu phụ dùng 1-2 lần/tuần, 50g/lần; khoai lang; cà tím; dưa leo; rau lá xanh. Dùng trà gạo lứt, 2 lần 1 tuần dùng nước ép cà rốt không đường không đá.

Nên kiêng: Sữa động vật, thịt đỏ, hải sản, các chế phẩm từ sữa, đường và đồ ngọt.

Người bệnh nên dùng lá cải xanh giã nát, đắp vào các khớp khi gặp tình trạng đau.

Cả hai trường hợp viêm khớp âm và viêm khớp dương, cần lưu ý những điều sau:

Tăng lưu thông máu và tan chất khoáng xung quanh khớp bằng cách chườm khăn nóng và massage khớp hoặc thoa nước ép gừng ấm 2 lần/ngày. Massage cho đến khi da hồng lên là được.

Ngoài ra, dùng gạc/khăn thấm nước ép gừng ấm áp lên vùng thận giữa lưng và vùng bụng dưới để củng cố chức năng các cơ quan và tăng đào thải cặn bã ra ngoài. Làm 2-3 lần/tuần. 

4. Vận động và sinh hoạt đối với người bệnh Gút

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh về khớp, vận động nhẹ nhàng rất phù hợp và hiệu quả: đi bộ, bơi lội, khí công, thiền, thái cực quyền, yoga…..

Không ngủ trực tiếp dưới đất, sàn. Nên lót chiếu hoặc niệm dày.

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là lòng bàn chân, nên mang vớ mỏng khi ngủ. Không ngâm hoặc tắm nước lạnh quá lâu hoặc quá trễ.

Có chế độ sinh hoạt vợ chồng phù hợp với sức khỏe.

Nên dùng cát tắm massage cơ thể giúp thư giãn và thải độc tốt hơn

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng phương pháp chữa bệnh gút bằng thực dưỡng. Mong rằng quý độc giả có thể áp dụng cho bản thân và gia đình trong bữa ăn và sinh hoạt hằng ngày, giúp tinh thần và sức khỏe ngày càng tốt hơn. Chúc quý vị luôn an nhiên và khỏe mạnh!

 

Bài viết liên quan

scrolltop