Thực dưỡng đối với bệnh xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, mà nó còn xảy ra ở cả những người trẻ tuổi. Do đó, để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, việc kết hợp tập luyện cùng chế độ ăn thực dưỡng là một cách để cải thiện chức năng hệ xương khớp hiệu quả.

  1. Phân loại bệnh lý xương khớp theo thực dưỡng

Theo thực dưỡng, vạn vật đều có âm - dương, do đó các bệnh liên quan đến xương khớp cũng được phân thành viêm âm và viêm khớp dương.

Các bệnh lý thường gặp về xương khớp

Nhóm các bệnh lý về viêm khớp âm thường có các triệu chứng sau:

  • Triệu chứng không cụ thể, có sốt kèm theo
  • Ít nóng đỏ, sưng viêm
  • Đau nhẹ và đau sâu
  • Đau nhiều ở các phần giữa và phần dưới thấp của cơ thể.

Nguyên nhân của nhóm bệnh này thường do sử dụng quá nhiều thức ăn dạng âm như: Gia vị và thức uống có gia vị, đường, nước ngọt, các chất tạo màu - tạo mùi cho thực phẩm, hay khoai tây, cà chua, cà tím…

Ngược lại nhóm bệnh lý viêm khớp dương, đa phần nguyên nhân do sử dụng các thực phẩm quá dương như thịt đỏ, sò, chế phẩm sữa chứa nhiều calcium…

Một số triệu chứng ở người viêm khớp dương như:

  • Nóng đỏ
  • Viêm sưng
  • Đau nhức

Cũng theo thực dưỡng, nguyên nhân chung của bệnh xương khớp là do sự mất quân bình trong cơ thể, do chế độ ăn uống, sinh hoạt và môi trường sống. Sự tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dương hay âm sẽ làm tổn hại các sợi dây thần kinh, các hồng cầu bị yếu đi, không truyền tải đủ dưỡng khí đến dây thần kinh và các vùng xung quanh của các cơ và khớp gây nên tình trạng đau nhức.

  1. Thực hành thực dưỡng với bệnh xương khớp

Khi mắc bệnh viêm khớp, thấp khớp dạng âm, nên ăn theo thực đơn sau:

– Thực phẩm chính

Cơm gạo lứt hoặc cơm gạo lứt trộn với xích tiểu đậu, kê lứt ăn với Tekka, muối mè, tương cổ truyền. Tùy tình trạng cơ thể mà dùng lượng muối mè. Trung bình 2 muỗng muối mè trong một bát cơm (25 đến 30 mè một muối). Trường hợp có thêm bệnh thận và cao huyết áp cần giảm lượng muối, giảm lượng mặn.

Có thể nấu chung gạo lứt với phổ tai (một miếng nhỏ 5 gram).

– Thức ăn phụ

Bánh cuốn lứt, bún gạo lứt, giai đoạn đầu hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh tránh ăn bánh cuốn và mì làm từ yến mạch, yến mạch lứt chỉ nấu chính dùng là tốt nhất.

Hành lá xào tương đặc, phổ tai (Kombu) xào nước tương, củ sen xào rong tóc tiên, súp cá chép hầm rau củ

Các loại súp nêm tương đặc (miso), các loại rau củ dạng lá, củ tròn đều dùng được. Thay đổi thường xuyên một loại.

Loại đặc biệt tốt cho bệnh viêm khớp, thấp khớp là bồ công anh, ngưu bàng, củ cà rốt, củ và lá củ cải trắng. Tránh ăn rau sống trong thời gian đầu mà chỉ nấu chín hoặc hấp lên dùng.

Súp mỗi ngày dùng khoảng 1 chén, cần nêm nhạt và không dùng dầu trong tháng đầu tiên, sau đó tăng lên từng chút mỗi tuần 1 đến 2 lần.

Tỏi dầm nước tương lâu năm (dùng lượng tăng dần từ 2 gr đến 5 gr), trường hợp bị cao huyết áp và suy thận không được dùng dài hạn.

– Thức uống

Thức uống tốt cho bệnh viêm khớp, thấp khớp là trà gạo lứt rang, trà gạo lứt bancha, sữa thảo mộc, trà gạo lứt xào (nếu chân bị sưng to do ảnh hưởng tới tim), trà ngải cứu loãng.

Các thực phẩm tốt cho người gặp vấn đề về xương khớp

Khi bị viêm khớp, thấp khớp dạng Dương nên ăn những thức ăn sau đây:

– Thức ăn chính

Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt trộn tạo cốc như xích tiểu đậu, đại mạch, cháo gạo lứt xào dầu mè

– Thức ăn phụ

Tương đặc (miso), miso trộn chút bơ mè, súp rau củ hầm cá chép, củ cải trắng sống (5g đến 10g) với nước tương, phổ tai chiên dầu mè, cà tím nấu miso, dưa cải cám (5g mỗi bữa ăn)

Đậu hũ tươi mỗi tuần dùng từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 50 gr

Nên ăn nhạt, ít muối, ít mặn.

– Thức ăn thêm

Khoai lang ta, đậu phụ (đậu hũ), cà tím, dưa chuột (dưa leo), rau có lá xanh (như cải rổ, cải bó xôi…), nấm sồi

– Thức uống

Trà gạo lứt rang, trà gạo lứt bancha, trà bancha, cà phê ngũ cốc.

Chỉ uống khi khát, khi uống thì uống từng ngụm nhỏ

Nước ép cà rốt, dùng 2 lần 1 tuần, không dùng với đá lạnh.

Người bệnh xương khớp có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm thực dưỡng, bổ sung đạm, canxi từ nguồn thực vật.

  1. Những lưu ý khi thực hành thực dưỡng 

Những người có bệnh về thoái hoá xương khớp, phong thấp, thường xuất hiện đau nhức xương khớp, có khi đau luân chuyển các khớp xương kéo dài hàng tháng trời. Một số trường hợp thấy nước tiểu rất đậm và có chất lạ. Nếu có hiện tượng xuất hiện như ban đỏ, mụn nước như zona không nên lo lắng, chỉ cần bôi dầu dừa và ăn thêm bột sắn dây nấu chín cho chút tamari vài ngày sẽ hết.

Một số lưu ý khi thực hành thực dưỡng đối với bệnh xương khớp: 

Một số người lo lắng thiếu dinh dưỡng do không ăn thịt cá, nhưng sự thật, các chất đạm thực vật có đủ các chất như thành phần thịt động vật và còn ưu việt hơn hẳn như: Vỏ gạo lứt, các loại đậu hạt, mè vừng, phổ tai, kê, tamari, miso, dầu mè, dầu dừa, dầu gấc, Enzym (EBNP - Enzym Based Nutrition Power) ...

Một số trường hợp do bệnh quá nặng, quá muộn, cơ thể đã suy thoái trầm trọng khi đến với thực dưỡng Ohsawa có thể không đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này khi tây y đã bó tay thì còn gì để mất, và lại người bệnh sẽ không bị hành hạ bởi các biện pháp y học hiện đại cùng các tác dụng phụ độc hại của hóa chất trị liệu bệnh ung thư và có ra đi chắc chắn sẽ êm thấm hơn cùng nghiệp lực về cõi vô hư.

 

 

Bài viết liên quan

scrolltop