Đậu đỏ, "thần dược" dinh dưỡng giải nhiệt ngày hè

Đậu đỏ là thực phẩm dương nhất trong các loại đậu, được sử dụng nhiều trong thực dưỡng Ohsawa. Thành phần đậu đỏ có nhiều chất chống oxy hóa, do đó chúng còn được xem là “thần dược” trong phòng và chữa bệnh. 

1. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu đỏ

Đậu đỏ chứa tới: 20% protid; 0,5% lipid; 64% glucid cùng với nhiều loại vitamin E, A, C, B và các khoáng chất sắt, canxi, photpho... Vì vậy, đậu đỏ rất tốt cho bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, bướu cổ, bệnh về thận... 

Trong 100g đậu đỏ chứa bao nhiêu calo? Đậu đỏ là loại đậu giàu dinh dưỡng chứa nhiều khoáng chất và vitamin dồi dào. Với 100g đậu đỏ chúng ta có khoảng 128 calo cùng với các dưỡng chất:

- 7.5g protein

- 0.53g chất béo

- 25g carbs

- 66mg canxi

- 7.3g chất xơ

- 4.98mg sắt

- 127mg magie

- 381mg phốt pho

- 1254mg kali

- 30% folate

- 29% mangan

- Nhóm vitamin B bao gồm B1, B6, B2, B3

- 2% Selen 

Giá trị dinh dưỡng có trong đậu đỏ

Ngoài ra trong đậu đỏ còn chứa nhiều axit amin hòa chỉnh như valine, isoleucine, leucine, lysine, tryptophan và histidine. Cùng với các hợp chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại sự lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật.

2. Tác dụng của đậu đỏ 

Với giá trị dinh dưỡng cao được kể phía trên, đậu đỏ vừa dùng làm thực phẩm, vừa sử dụng trong một số bài thuốc dân gian.

Theo đông y, đậu đỏ thuộc nhóm thuốc "lợi thủy thẩm thấp", có tính bình, vị ngọt, chua, lợi về kinh tâm, tiểu tràng; có công dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc tiêu mủ; do đó chúng có công dụng tốt trên điều trị bệnh gan, thận, bệnh tiết niệu, đái tháo đường...

Ngoài ra, nhắc tới đậu đỏ phải kể đến những lợi ích nổi bật sau:

Cải thiện hệ tiêu hóa và gan

Chất xơ trong đậu đỏ giúp đường ruột hấp thụ tốt hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, chất xơ còn hỗ trợ giảm các triệu chứng kích thích ruột hiệu quả.

Bên cạnh đó, đậu đỏ còn ngăn ngừa nguy cơ tích tụ cholesterol xấu, giảm gánh nặng cho gan.

Tăng cường sức khỏe cho thận

Trong đậu đỏ chứa hợp chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol và proanthocyanidins. Kết hợp của các chất này cùng chất xơ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các gốc tự do và cải thiện sức khỏe thận, đặc biệt là chứng suy thận.

Hỗ trợ ổn định đường huyết và các vấn đề tim mạch

Đạm trong đậu đỏ có khả năng ức chế các α-glucosidas trong đường ruột, đây là một loại enzyme có nhiệm vụ phá vỡ các carbohydrate phức hợp như tinh bột và glycogen. Do đó, đậu đỏ trở thành thực phẩm tuyệt vời cho người đang mắc đái tháo đường, giúp kiểm soát và ngăn ngừa đường huyết cao.

Chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B trong đậu đỏ giúp trái tim khỏe mạnh nếu chúng ta ăn đậu đỏ thường xuyên. Chất xơ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thích hợp, kali giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực tác động lên thành tim.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa trong đậu đỏ có tác dụng chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã xác định được tối thiểu 29 hợp chất chống oxy hóa khác nhau chứa trong đậu đỏ bao gồm các bioflavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.

Đậu đỏ không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp

Làm đẹp, cải thiện làn da và vóc dáng

Bột đậu đỏ có thể dùng làm mặt nạ dưỡng da, tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm và vết sưng do mụn nhọt.

Ăn đậu đỏ có thể giảm cảm giác thèm ăn và giảm lượng đường trong máu, do hàm lượng chất xơ dồi dào sẽ làm giảm quá trình chuyển hóa tinh bột.

3. Một số món ăn, bài thuốc đậu đỏ giải nhiệt ngày hè

Một số món ăn thanh nhiệt từ đậu đỏ:

- Trà đậu đỏ: Đậu đỏ khoảng 50 - 100 gam, ninh nhừ lấy nước, sau đó hòa nước đậu đỏ cùng đường mía Hà Thủ Ô theo tỉ lệ độ ngọt tùy thích. Có thể thêm đá hoặc để ngăn mát tủ lạnh.

- Cháo đậu đỏ, gạo lứt: Gạo lứt 200 gam, đậu đỏ 50 gam. Ngâm nước khoảng 30 phút sau đó bỏ chung nồi ninh hầm nhừ, cho gia vị vừa ăn. Ăn thường xuyên cháo đậu đỏ, gạo lứt chữa phù thũng hiệu quả, đồng thời món ăn rất phù hợp cho người có nhu cầu giảm cân.

- Chè đậu đỏ: Chè đậu đỏ thường được kết hợp cùng các loại hạt khác như đậu xanh, đậu đen, hạt sen. Thêm nước cốt dừa và dừa tươi, đây chắc chắn là món ăn thanh nhiệt thú vị ngày hè cho cả gia đình. 

Có nhiều món ăn dinh dưỡng được làm từ đậu đỏ

Một số bài thuốc dân gian từ đậu đỏ:

- Viêm gan cấp tính, vàng da do gan mật: Đậu đỏ 30g, lạc nhân 30g, táo tàu 50g, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

- An thần, lợi thủy: Đậu đỏ 30g, đảng sâm 8g, đương quy 8g, tim lợn 1 quả, nấm hương vừa đủ. Cho tất cả vào nồi hầm mềm, ăn cái, uống nước.

- Phù nề, tiểu rắt, tỳ hư: Đậu đỏ 30g, sơn dược 30g, đường hà thủ ô vừa đủ. Sơn dược bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng; đậu đỏ vo sạch, nấu gần chín thì cho sơn dược thái miếng, sau khi chín cho đường vừa đủ, không nên ngọt quá.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung Thực dưỡng Fucoidan với sự kết hợp của đậu đỏ cùng nhiều loại ngũ cốc, hạt như: Gạo lứt huyết rồng, yến mạch, hạt kê, đậu lăng. Đặc biệt, còn có Fucoidan Nhật Bản và Nano Curcumin giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, thể trạng của cả người có bệnh lý và người khỏe mạnh.

 

Bài viết liên quan

scrolltop