Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ chế độ ăn hợp lý cho người ung thư  

PGS.Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia. Người đã có 33 năm công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng. Chính vì vậy mà Bà hiểu được rõ vai trò quan trọng của dinh dưỡng cũng như hệ miễn dịch đối với con người, nhất là với những người đang mang trong mình căn bệnh ung thư.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Dinh dưỡng và người bệnh có mối quan hệ mật thiết, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh. 

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học không chỉ giúp người khỏe phòng ngừa bệnh mà còn giúp người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư tăng khả năng điều trị, giảm nguy cơ phát triển các tế bào ung thư.

Theo các nhà nghiên cứu ung thư học, dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư (trong khi vai trò của thuốc chiếm khoảng 30%). 

Mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư được thể hiện ở hai khía cạnh chính: trước hết là sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các thực phẩm, thức ăn, đồ uống; vấn đề thứ hai có liên quan đến sinh bệnh học ung thư là sự hiện diện của các chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ gây ung thư (vitamin, chất xơ…) đồng thời sự mất cân đối trong khẩu phần ăn cũng là một nguyên nhân sinh bệnh.

Các chất gây ung thư có trong thực phẩm gồm:

- Nitrosamin: Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú hỏng. Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày. 

- Aflatoxin: aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Đây là một chất gây ra bệnh ung thư gan, bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới. Loại nấm mốc này thường có trong các ngũ cốc bị mốc hoặc là lạc mốc, việc tiêu thụ các thực phẩm này là một nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.

- Chất phụ gia và các chất gây nhiễm khác có trong thực phẩm: như chất paradimethyl amino benzene dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan.

Do đó, để giúp bệnh nhân ung thư có sức đề kháng, đủ sức để chiến đấu với bệnh tật thì chế độ ăn phải đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cả trước, trong và sau điều trị.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đã chỉ ra một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư nhằm đảm bảo sức khỏe cần:

- Cung cấp đủ dinh dưỡng. Cân đối chất dinh dưỡng giữa đạm động vật và thực vật. Người bệnh ung thư mất cơ nhiều, mà cơ bắp được thúc đẩy bởi axit amin mạch nhánh. Các axit amin đó có nhiều trong thịt ức gà, trong hạt vừng... Người bệnh nên giảm ăn thịt đỏ, tăng cường ăn cá. Đặc biệt, chất béo của cá có nhiều omega 3 tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp.

- Các loại hạt như óc chó, hạt điều, vừng tốt cho người bệnh ung thư. Các thực phẩm này không chỉ có protein tốt mà còn có chất béo tốt, giúp duy trì sức khỏe tim mạch. Tăng cường ăn nấm, bởi trong nấm có chất đạm, selen, kẽm tốt cho việc phòng chống ung thư.

- Tăng lượng chất khoáng từ rau củ quả. Ăn rau cũng giúp người bệnh tăng cường chất xơ, không bị táo bón. Các nước ép từ củ cải đỏ, cà rốt, táo rất tốt... có nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng.

- Hạn chế thực phẩm chiên, rán bởi có nhiều chất béo không tốt cho người bệnh ung thư.

- Thực phẩm cần chế biến mềm, lỏng, tránh cay mặn.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm còn đề cao sự kết hợp hoạt chất Fucoidan từ tảo nâu Mozuku và Nano Curcumin từ nghệ sử dụng trong phòng và điều trị ung thư. 

Fucoidan là hợp chất nhờn chỉ có trong các loài tảo nâu như mozuku, mekabu và kombu, được chứng minh tốt cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị ung thư. Nó hỗ trợ thúc đẩy các tế bào ung thư tự chết (apoptosis), tăng cường khả năng miễn dịch để giảm tác dụng phụ trong quá trình hóa trị, xạ trị. 

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng Fucoidan có hoạt tính sinh học cao hỗ trợ kháng vi khuẩn, virus, góp phần chống oxy hóa, nhất là khả năng chống viêm. Vì vậy, nó có tác dụng trong các lĩnh vực viêm nhiễm, điều hòa miễn dịch, ức chế enzym, bảo vệ dạ dày và giảm lipid máu.

Trong khi đó, Nano Curcumin có khả năng chống oxy hóa mạnh, khả năng tiêu diệt các gốc tự do và mầm mống gây bệnh. 

Nhờ khả năng ức chế hiệu quả hiện tượng kháng thuốc, ngăn chặn sự di căn và tăng trưởng của nhiều loại ung thư, tiêu diệt các tế bào mầm ung thư lại an toàn với các tế bào khỏe mạnh nên Nano Curcumin giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị, làm giảm tình trạng suy kiệt, chán ăn, rụng tóc, buồn nôn ở các bệnh nhân ung thư.

Việc kết hợp Nano Curcumin và Fucoidan mang nhiều công dụng hơn so với thực nghiệm riêng biệt của từng loại thành phần.

Đứng ở góc độ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, PGS Nguyễn Thị Lâm đã đánh giá cao về các thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm Thực dưỡng Fucoidan.

Thực dưỡng Fucoidan - Dinh dưỡng theo Y học

Thực dưỡng Fucoidan là sản phẩm có sự kết hợp cân bằng giữa các thành phần quý và tốt cho sức khỏe.

Đầu tiên phải kể đến sự kết hợp của bộ đôi Fucoidan và Nano Curcumin trong thực dưỡng Fucoidan - đây là 2 thành phần làm tăng tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Tiếp đến là 5 loại ngũ cốc dinh dưỡng: Gạo lứt huyết rồng nảy mầm, yến mạch, hạt kê, đậu lăng, đậu đỏ mang lại một bữa ăn đầy đủ và tiện lợi cho người bệnh.

Với các thành phần tôi kể trên thì Thực dưỡng Fucoidan vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là đạm thực vật và các vitamin; đồng thời hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch, giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe.”

Thực dưỡng Fucoidan với thành phần hoàn toàn từ thực vật, tôi được biết là không chứa đường, không chất biến đổi gen, không chất béo bão hòa, không đạm đậu nành nên rất lành sạch, tốt cho người có bệnh lý sử dụng an toàn. Việc sử dụng sản phẩm còn hỗ trợ dinh dưỡng làm tăng khả năng điều trị hiệu quả hơn.”

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ thêm rằng, sản phẩm không phải là thuốc, vì vậy mỗi ngày hãy nên duy trì sử dụng đều đặn 2 cốc thực dưỡng Fucoidan này, dùng vào các bữa ăn phụ để có thêm nhiều sức khỏe.

 

Bài viết liên quan

scrolltop