Giải pháp sống khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh 5T

Để có thể duy trì một thể trạng sức khỏe tốt, chúng ta cần phải biết cách tu đúng, ăn đúng. Giải pháp chăm sóc sức khỏe 5T: Tinh thần, thuốc, thực phẩm, tập luyện, tâm linh sẽ là một giải pháp giúp chúng ta sống khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Thực tế hiện nay, từng phút từng giây, chúng ta nhận từ môi trường: nước uống, thực phẩm, không khí. Nhưng cả 3 yếu tố chúng ta đều nhận sai cách.

Môi trường mà chúng ta đang sống và làm việc đầy độc hại từ không khí, thức ăn, tiếng ồn, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên… Đó là nguyên nhân khiến con người suy thoái, càng ngày bệnh tật càng nhiều.

Nền Y Khoa Hiện Đại chỉ tập trung vào bệnh, con đường sức khỏe của chúng ta là đi từ phòng khám đến hiệu thuốc, và là con đường bế tắc, cứ theo đuổi bệnh mãi và không bao giờ hết bệnh được mà ngày càng nhiều bệnh… Từ đó nhiều người đã tự phải tìm con đường sức khỏe cho mình.

Tiến sĩ, lương y Ngô Đức Vượng nguyên là giảng viên Đại học Đà Lạt và Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông còn là một lương y nổi tiếng, chuyên nghiên cứu về y học cổ truyền, ăn chay, thực dưỡng. Ngoài ra, ông còn viết nhiều sách về đa dạng chủ đề như tôn giáo, vũ trụ…

Qua nhiều năm chữa bệnh và đi chữa bệnh, Lương y Ngô Đức Vượng đã đúc kết nên phương pháp chữa bệnh của mình chính là giải pháp 5T: Tinh thần, Thực phẩm, Tập luyện, Thuốc và Tâm linh.

1. T1 - Tinh thần

Yếu tố tinh thần là liệu pháp có thể chiếm đến 80% cơ hội giúp con người chiến thắng bệnh tật.

Trạng thái tâm lý căng thẳng thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan, bộ phận cơ thể bao gồm: Teo não, Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, đột quỵ…

Lúc này, thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm động viên, tư vấn, giải thích rõ cho người bệnh về chẩn đoán, phương thức điều trị, theo dõi, tiên lượng nhằm giúp người bệnh hiểu rõ và có được cảm giác họ có thể kiểm soát được những gì đang diễn ra.

Tinh thần vui vẻ, lạc quan không chỉ cải thiện đời sống mà còn giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh

Điều này sẽ giúp người bệnh có được một thái độ, một tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị. Một số khảo sát cho thấy ở những người bệnh được giải thích, tư vấn đầy đủ kỹ càng về bệnh tật và điều trị, tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn và do vậy kết quả điều trị tốt hơn. Trong một số ít trường hợp, khi người bệnh không vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này và có dấu hiệu trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực như không ăn uống, mất ngủ, buông xuôi, cảm giác tội lỗi, sống vô ích, hành hạ bản thân, thậm chí tự sát,... Những người bệnh này cần phải được điều trị chống trầm cảm bằng thuốc và tâm lý liệu pháp bởi các chuyên gia. Về phía người thân cần giữ bình tĩnh, sáng suốt để động viên, hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc người bệnh về thể chất và tinh thần.

Giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn, nặng nề này, tìm ra cách để giúp người bệnh tiếp tục cuộc sống như: chú ý đến cảm xúc, tâm trạng của người bệnh, dành nhiều thời gian chia sẻ, nói chuyện, lôi cuốn người bệnh vào các hoạt động có thể làm họ thấy vui như đọc sách, tham quan, chơi thể thao, âm nhạc, nấu ăn, gặp gỡ bạn bè,... là những giải pháp về tinh thần giúp người bệnh ung thư lạc quan và yêu đời hơn.

2. T2 - Thực phẩm

Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng tiêu dùng thực phẩm cũng như thói quen sinh hoạt, rèn luyện thể chất cũng có những sự thay đổi rõ rệt. Ô nhiễm nguồn nước, hàm lượng chất dinh dưỡng thay đổi cộng với dư lượng thuốc kích thích tăng trưởng hay tăng trọng thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm biến đổi gen là những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm trầm trọng của sức khỏe.

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày để nuôi cơ thể, nếu nguồn thục phẩm không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Đa số mọi người đều ăn uống theo bản năng, thích loại thực phẩm nào, đồ ăn nào sẽ thường xuyên được sử dụng trong ăn uống. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì ăn uống không nên ăn uống theo bản năng bởi thói quen ăn uống này không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Mỗi người cần nhận thức đúng đắn về quá trình, thói quen và chế độ ăn uống của mình. Việc hiểu đúng những loại món ăn có hại cho sức khỏe tuy không dễ dàng nhưng bạn có thể học hỏi từ chuyên gia, nhận lời khuyên từ bác sĩ, sách báo. Việc nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc ăn uống đóng vai trò quan trọng, thiết yếu đối với sức khỏe con người.

Hippocrates, người được xem là ông tổ của Tây y, đã có một phát biểu nổi tiếng liên quan đến thực phẩm – "Hãy để thực phẩm là thuốc và thuốc là thực phẩm" (“Let food be the medicine and medicine be the food”). Làm theo nguyên tắc này tốt cho sức khỏe của mọi người.

Còn theo Ohsawa, chúng ta nên ăn uống kết hợp các loại thực phẩm để tạo quân bình âm dương. Khi cơ thể đạt được trạng thái quân bình âm dương thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, khang kiện và chính cơ thể sẽ “tự chữa lành bệnh”. Có một minh chứng rằng: năm 1982, nhiều tờ báo có uy tín của Pháp, Mỹ, Nhật đã đồng loạt đăng đàn trường hợp của bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc bệnh viện Methodist, bang Philadelphia, Mỹ đã chữa lành bệnh ung thư tiền liệt tuyến di căn phổi và xương nhờ vào việc lựa chọn thực phẩm quân bình âm dương theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa. Hay ở Việt Nam, Lương y Ngô Đức Vượng cũng nhờ ăn uống khoa học theo thực dưỡng mà tự điều trị được bệnh ung thư trực tràng của mình. Còn rất nhiều bệnh nhân nhờ áp dụng chế độ ăn uống thực dưỡng quân bình âm dương đã được hỗ trợ điều trị khỏi bệnh ung thư và sống thêm hàng chục năm.

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Song, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn khi thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực phẩm sẽ phát huy được công dụng của nó khi được đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc, vệ sinh trong quá trình sản xuất, chế biến. 

3. T3 - Thuốc

Thuốc hay còn gọi là dược phẩm, là một loại chất hóa học dùng để chẩn đoán, chữa bệnh, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh. Điều trị bằng thuốc là một phần quan trọng của lĩnh vực y tế và dựa vào dược lý học để tiến bộ liên tục và dược học để quản lý thuốc một cách thích hợp. Trong thuốc có thuốc Đông y và Tây y.

Y học cổ truyền có nguồn gốc có từ rất lâu đời. Một trong những bậc thầy được nhắc đến như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh. Mục đích của việc Đông y là bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. 

Y học hiện đại xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX được du nhập từ các nước phương Tây. Tuy là ngành xuất hiện sau nhưng nó chứng minh được thế mạnh trong việc chữa bệnh. Và có phần lấn áp sự phát triển của ngành y học cổ truyền. 

Quan điểm chủ đạo trong chữa bệnh bằng Tây y là tiêu diệt ổ bệnh, can thiệp trực tiếp vào hoạt động sống. 

Còn đối tượng chữa bệnh của Đông y là “con người” chứ không phải “con bệnh”.  Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái cân bằng một cách chỉnh thể. Phương châm chữa bệnh cơ bản là giữ lại mạng sống của con người trước tiên. Sau mới là khống chế và tiêu trừ ổ bệnh. Do đó, Đông y chú trọng hơn trong khả năng tự phục hồi của người bệnh và tái tạo lại cơ thể. 

Hiện nay, thuốc đông y còn gồm cả chế phẩm gọi là thực phẩm chức năng và chủ yếu là các dược thảo. Dược thảo nếu đăng ký là thuốc thì đó là thuốc đông y hay thuốc y học cổ truyền, thậm chí là thuốc tây y, nhưng dược thảo đăng ký là thực phẩm chức năng thì chế phẩm được gọi là thực phẩm chức năng.

Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.

 Một số ví dụ về thực phẩm chức năng có tác dụng tốt với sức khỏe là thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, men vi sinh hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, quả hạch, hạt và ngũ cốc cũng thường được coi như thực phẩm chức năng do những lợi ích về sức khỏe do chúng đem lại. Ví dụ, trong thành phần của các loại thực phẩm chức năng có chứa một loại chất xơ gọi là Fucoidan đã được chứng minh là giúp giảm viêm, tăng cường chức năng miễn dịch và là thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe của bệnh nhân ung thư nhanh chóng.

Tương tự, trái cây và rau quả có khả năng chống lại bệnh tật do chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa - những hợp chất rất tốt cho sức khỏe.

Bổ sung thêm thực phẩm chức năng tăng cường giúp lấp đầy khoảng trống trong chế độ ăn uống của bạn để ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, cũng như tăng cường sức khỏe bằng cách tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo có lợi cho cơ thể.

4. T4 - Tập luyện

Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tư tưởng đó của ông thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khỏe mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khỏe mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu.

Tập luyện thiền, khí công hay yoga là những hình thức rèn luyện sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi 

Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ.

Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái. Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. 

Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, tập luyện thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khỏe toàn diện cho con người. Sức khỏe toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khỏe toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể.

Một số phương pháp tập luyện cơ bản và cách áp dụng: Yoga, chạy bộ, khí công.

5. T5 - Tâm linh

Thoạt nhìn ta có thể thấy hai chủ đề tâm linh và sức khoẻ không có điểm chung với nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý đã cho thấy sự quan trọng của chủ đề tâm linh đến với sức khỏe của con người.

Theo Pargament (2013) – một chuyên gia tâm lý hàng đầu trong lĩnh vực tâm linh và tôn giáo, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên các đối tượng phải đối mặt với các sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống như: thiên tai, bệnh tật, sự mất mát người thân, ly hôn và các bệnh tâm thần khác. Kết quả cho thấy tâm linh có một vai trò rất hữu ích trong việc giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, nhất là đối với những người có ít nguồn lực hỗ trợ và phải đối mặt với những vấn đề mà họ không thể kiểm soát được. 

Tâm linh cũng bao gồm một số hoạt động có ích cho sức khỏe liên quan đến Tâm (mind) và Thân (body), và những hoạt động này có tác động tích cực lên sức khỏe cũng như sự hạnh phúc của chúng ta. Tâm linh có thể mang lại lợi ích cho ta ở các khía cạnh như:

a. Khía cạnh cá nhân

  • Nâng cao sự nhận thức về bản thân và sự trao quyền trong việc lựa chọn các niềm tin và hành động
  • Tập trung vào sự kết nối với những gì chúng ta tin tưởng và vào sự phát triển cá nhân
  • Chấp nhận tất cả mọi người dù cho họ có, hoặc không có, tôn giáo

b. Khía cạnh chánh niệm

  • Khuyến khích sự thiền định và xem xét lại bản thân.
  • Dẫn đến một triết lý sống ý nghĩa (ví dụ như cảm thấy có sự kết nối với thiên nhiên, nghệ thuật, con người & vạn vật).
  • Thúc đẩy sự thể hiện bản thân thông qua nhiều hình thức như nghệ thuật, thơ ca, thần thoại hay hoạt động tôn giáo.

c. Khía cạnh hòa hợp với vạn vật xung quanh    

  • Làm mới lại cảm giác “có một nơi ta thuộc về” trong thế giới rộng lớn
  • Khơi dậy sự biết ơn và sự nhận thức về những tương tác của ta với môi trường xung quanh

Ngoài ra, khi nhắc đến giá trị của tâm linh, ta có thể dùng những tính từ như: sáng tạo, kiên nhẫn, kiên cường, trung thực, tử tế, trắc ẩn, thông minh, bình tĩnh, hy vọng và vui vẻ. 

Điều trị tâm linh cho người bệnh, là giúp cho người bệnh dám đối mặt với sự thật nghiệt ngã về căn nguyên của bệnh, giữ vững tinh thần, không mảy may bị tổn thương thì đó mới là liệu pháp tâm linh giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Không những thế, điều trị tâm linh còn giúp người bệnh hiểu biết thêm về luật nhân quả của tạo hóa, về nghiệp lực để họ sống tốt hơn, làm những việc thiện lành hơn, sống bao dung và luôn yêu thương tha thứ, tạo nhiều công đức phước báo cho thân tâm an lạc và thanh thản.

Ăn đúng, uống đúng và tu đúng là con đường thánh thiện cho thân khoẻ tâm an. 

 

Bài viết liên quan

scrolltop