Chế độ ăn chay hợp lý dành cho người tiểu đường

Ăn chay khoa học được nhiều người áp dụng để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Người tiểu đường có thể lựa chọn một ăn chay hợp lý, đảm bảo bổ sung các dưỡng chất theo tư vấn của bác sĩ để không rơi vào suy dinh dưỡng.

Có 6 chế độ ăn chay phổ biến, tùy theo từng chế độ sẽ có cách ăn khác nhau. Dù theo chế độ nào thì ăn chay giúp bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ, đạm và chất béo tốt từ nhiều loại thực vật như rau củ quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc… Những thực phẩm này sẽ rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường.

Người tiểu đường cần thiết lập chế độ ăn chay hợp lý để cân bằng lượng đường 

Tuy nhiên, trong một số loại thực vật như hoa quả có chứa lượng đường cao. Vì vậy, người bệnh nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình (GI dưới < 70) và tải lượng đường huyết thấp (GI dưới 10). Bởi loại thực phẩm mà người bệnh ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp lượng đường trong máu tăng hoặc giảm.

Do đó, để ổn định đường huyết, người bệnh nên chọn thực phẩm có chỉ số GI, GL thấp khi ăn chay. Đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin) có thể được điều chỉnh thông qua chế độ ăn uống. Với những người thuộc tuýp tiểu đường này, việc ăn chay giúp cải thiện nhiều chỉ số quan trọng cho sức khỏe.

Những lợi ích mà chế độ ăn chay đem lại cho người tiểu đường:

1.  Kiểm soát lượng đường trong máu

Cơ thể không thể hấp thụ và phân hủy chất xơ nên không tạo ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu như các loại carbohydrate khác. Điều này không chỉ tốt cho người tiểu đường mà còn giúp cho người bệnh ở giai đoạn tiền tiểu đường ngăn chuyển sang tiểu đường.

Do đó, chế độ ăn chay nhiều loại rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… tốt cho người tiểu đường. Nhóm thực phẩm này vốn chứa nhiều chất xơ giúp ổn định đường huyết.

2. Kiểm soát cân nặng

Chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp người tiểu đường cảm thấy no nhanh và no lâu, do đó không có cảm giác thèm ăn, giảm nguy cơ tăng cân, hạn chế tăng đường trong máu.

Chế độ ăn chay giúp người tiểu đường không phải dung nạp mỡ, da động vật, loại bỏ được các chất béo không tốt. 

Chế độ ăn chay toàn thực phẩm thường chứa ít calo, giúp ổn định cân nặng nhưng nếu ăn ít chất xơ sẽ mau thấy đói, nếu không kiểm soát khẩu phần ăn hoặc ăn thực phẩm giàu chất béo như pho mát cũng có thể tăng cân.

3. Tăng độ nhạy với insulin

Có 2 loại chất xơ, hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại chất xơ đóng vai trò khác nhau trong cơ thể.

Chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, ngăn hoặc kiểm soát các biến chứng tiểu đường. Chất xơ hòa tan có trong đậu đen, chuối, táo, yến mạch, đậu Hà Lan…

Còn chất xơ không hòa tan hỗ trợ độ nhạy insulin và giúp đường ruột đi ngoài đều đặn. Chất xơ không hòa tan có trong bột mì nguyên chất, cám, quả hạch, hạt và vỏ của nhiều loại trái cây và rau quả.

Người trưởng thành nên ăn từ 22 - 34 gam chất xơ/ngày và ăn đa dạng thực phẩm để có nhiều nguồn chất xơ khác nhau. Nhờ sự hỗ trợ tăng độ nhạy với insulin nên người bệnh có cơ hội ít dùng thuốc điều trị hơn và hạn chế các biến chứng do tiểu đường gây ra.

4. Giảm mỡ máu 

Chế độ ăn chay nhiều chất xơ giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu, giảm cả chất béo trung tính (glyceride), tăng chất chống oxy hóa, hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch.

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người không ăn chay khoảng 7,6% so với nhóm người ăn thuần chay (2,9%), người ăn chay lacto-ovo (3,2%), những người ăn chay pesco (4,8%), những người bán chay (6,1%)… Ăn chay đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên ngày càng có nhiều người ưa chuộng.

Tháp dinh dưỡng cho người ăn chay

Xây dựng chế độ ăn chay hợp lý cho người tiểu đường

Để ổn định chỉ số đường trong máu khi ăn chay, người tiểu đường nên xây dựng một chế độ các thực phẩm từ thực vật chứa đầy đủ hỗn hợp Cacbohydrat, chất đạm và chất béo. Các thực phẩm từ từ đậu và hỗn hợp rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp rất nhiều đạm thực vật và các dưỡng chất quan trọng khác. 

Người tiểu đường có thể tham khảo một số ví dụ về carbs, protein và chất béo có thể được dùng để xây dựng bữa ăn chay đủ chất cho người tiểu đường dưới đây:

- Cacbohydrat: Bột ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, khoai tây, trái cây…

- Protein: Đậu nành, đậu hũ, đậu Hà Lan, đậu phộng, các loại hạt…

- Chất béo: Dầu oliu, các loại hạt, dầu bơ, dừa, bơ…

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, carbohydrate, protein và chất béo là 3 thành phần dinh dưỡng chính. Dù carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng không có nghĩa loại bỏ chúng khỏi bữa ăn.

Mỗi người bệnh tiểu đường có nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng riêng; do đó bữa ăn cần cân bằng giữa chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.

Ăn chay là lựa chọn lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn chay góp phần kiểm soát đường huyết và tránh biến chứng tiểu đường tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo những ý dưới đây trước khi lên kế hoạch ăn chay.

Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực vật, cố gắng ăn thực phẩm ở trạng thái nguyên chất hoặc tự nhiên, chẳng hạn như một trái táo thay vì nước ép táo và ăn cả vỏ để có nhiều chất xơ hơn. Tránh thực phẩm tinh chế và chế biến sẵn hay có chất phụ gia hóa học.

Người tiểu đường nên dùng ngũ cốc thực dưỡng nào tốt nhất

 

Bài viết liên quan

scrolltop