Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?
Hiện nay, bệnh ung thư đại tràng xuất hiện ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, nếu không có chế độ dinh dưỡng và điều trị đúng cách. Vậy bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe? Hãy cùng Công ty Dược phẩm B.A tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đại tràng hoàn toàn khác nhau với mỗi bệnh nhân và tùy thuộc vào các yếu tố như: giai đoạn bệnh, tiên lượng bệnh, mức độ xâm lấn khối bướu, phương pháp điều trị và các bệnh lý kết hợp. Mục đích chính của chế độ dinh dưỡng trong điều trị ung thư là duy trì cơ thể khỏe mạnh, cải thiện hệ miễn dịch cũng như chức năng của các cơ quan.
Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, đặc biệt là áp dụng thực dưỡng trong điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ duy trì sức khỏe, giữ ổn định mức cân nặng, cải thiện khả năng đề kháng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm thiểu tác dụng phụ và hồi phục nhanh sau điều trị ung thư.
Các phương pháp hỗ trợ bệnh nhân ăn uống đủ chất, giàu dinh dưỡng trong điều trị ung thư đại tràng bao gồm:
>>> Xem thêm: Lương Y Ngô Đức Vượng đã vượt qua ung thư đại tràng bằng cách nào?
Tinh bột là nguồn năng lượng chính giúp cơ thể duy trì hoạt động. Bệnh nhân ung thư đại tràng nên ưu tiên các loại tinh bột dễ tiêu hóa như: Gạo trắng, gạo lứt; Lúa mì nguyên cám; Bột yến mạch; Khoai lang, khoai tây, sắn dây…
Những thực phẩm này có khả năng trung hòa dịch axit dạ dày, tạo lớp bảo vệ cho niêm mạc tiêu hóa, đồng thời cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể. Người bệnh có thể kết hợp ngũ cốc với sữa, yaourt để dễ ăn và dễ hấp thu hơn.
Chất đạm là thành phần thiết yếu giúp tái tạo tế bào và phục hồi mô bị tổn thương. Người bệnh nên bổ sung: Sữa ít béo, phô mai; Thịt nạc, trứng, cá hồi, cá ngừ; Các loại đậu, hạt như hạnh nhân, óc chó… Trứng là thực phẩm giàu protein, dễ chế biến thành cháo, súp để bệnh nhân dễ nuốt và tiêu hóa. Lưu ý nên hạn chế các món chiên rán để tránh làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Rau xanh và trái cây là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Một số lựa chọn tốt cho bệnh nhân ung thư đại tràng gồm: Rau ngót, rau muống, cải bó xôi, bí đỏ; Cam, bưởi, đu đủ, táo, việt quất…
Các chất xơ hòa tan trong rau củ cũng giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế táo bón - tình trạng thường gặp ở bệnh nhân sau điều trị ung thư đại tràng.
Sữa cung cấp đầy đủ protein, canxi, vitamin A, D, B12,... hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Các loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư như Fortimel, Forticare, Prosure, Lean Max Hope có hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hóa, ít lactose, phù hợp cho bệnh nhân đại tràng.
Chất béo không bão hòa từ: Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hạt cải; Quả bơ, cá hồi, cá thu…sẽ giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ hấp thu vitamin tan trong dầu mà không gây hại cho hệ tiêu hóa như các loại mỡ động vật.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, nhiều chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân ung thư đại tràng bổ sung thêm các sản phẩm thực dưỡng Fucoidan như một phương pháp hỗ trợ sức khỏe tự nhiên. Fucoidan từ tảo nâu giúp:
Công ty Dược phẩm B.A tự hào cung cấp các sản phẩm thực dưỡng Fucoidan chất lượng cao, được nghiên cứu và kiểm định khắt khe, mang đến sự an tâm cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, bệnh nhân cũng cần tránh những nhóm thực phẩm có thể gây hại hoặc cản trở quá trình phục hồi.
Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như: Đồ chiên rán, nướng, quay; Thịt xông khói, xúc xích, thực phẩm chế biến sẵn… có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột.
Đường tinh luyện dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và cản trở khả năng tự phục hồi của cơ thể. Bệnh nhân nên hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có gas và các món tráng miệng ngọt.
Rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas không chỉ gây kích ứng niêm mạc đại tràng mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị.
Đối với bệnh nhân vừa phẫu thuật, nên tránh các loại thực phẩm sinh nhiều hơi hoặc gây nhiễm khuẩn như: Đậu các loại, bông cải xanh, cải bắp; Thức ăn cay nóng, rau sống, đồ ăn lên men Đồng thời, trong trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống bằng đường miệng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nuôi ăn tĩnh mạch để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Hãy ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đồng thời tránh những thực phẩm gây hại cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, việc bổ sung các sản phẩm hỗ trợ như thực dưỡng Fucoidan của Công ty Dược phẩm B.A sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Bài viết đã trả lời cho câu hỏi “ung thư trực tràng nên ăn gì và kiêng gì?”. Người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa rượu, bia và các chất kích thích khác để hạn chế tác dụng dụng cũng như đảm bảo hiệu quả của các phương pháp điều trị.