Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
7 TUYỆT CHIÊU ĂN UỐNG GIÚP HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn hãy xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tiêu thụ các loại thực phẩm phù hợp, cung cấp đủ nước, hạn chế đồ cồn, ăn ít thịt đỏ, tăng nhiều cá. Bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây, ăn đa dạng để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất…
Cơ thể chúng ta có tới 70% là nước và được phân bố ở các cơ quan, bộ phận khác nhau. Điều đó cho thấy nước có vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng điều hòa thân nhiệt, giúp cơ thể điều chỉnh phù hợp hơn khi thời tiết thay đổi. Nó cũng giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể đào thải các độc tố qua nước tiểu và phân. Táo bón nguyên nhân cũng là do không đủ nước để làm mềm chất thải tiêu hóa từ thực phẩm.
Uống đủ nước theo tỉ lệ cơ thể đảm bảo quá trình giúp chuyển hóa thức ăn
Đối với quá trình tiêu hóa, nước giúp hòa tan các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Là dẫn chất vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi tất cả các tế bào. Ngoài ra một tác dụng quan trọng khác của nước là giúp phòng chống táo bón do làm tăng quá trình nhu động ruột và làm mềm khối phân.
Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, nó cùng với nước giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế rối loạn tiêu hóa gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Chất xơ tốt cho đường ruột, giảm nguy cơ bệnh trĩ, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ngăn ngừa các bệnh về ruột kết…
Chất xơ giúp kiểm soát cơn đói, tạo cảm giác no lâu hơn, giúp ăn ít hơn, là giải pháp hiệu quả để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Chất xơ còn giúp phòng chống và hạn chế nguy cơ đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu… Chất xơ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL- cholesterol) trong máu và tăng lượng cholesterol tốt (HDL- cholesterol).
Chất béo là một trong những chất cần thiết của cơ thể, nhưng cần phải bổ sung đúng cách và vừa đủ. Nó là nguồn cung cấp, dự trữ năng lượng cho cơ thể, bảo vệ các cơ quan, là thành phần của tế bào, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo (như vitamin A, D, E, K).
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, đạm có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến táo bón, gây ra loạn khuẩn đường ruột.
Một chế độ ăn hợp lý cần đáp ứng nhu cầu giữa chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa cân đối. Được tính theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý.
Hãy lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh cho sức khỏe (chất béo từ cá, các loại hạt, dầu thực vật…). Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh (trong các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, dầu/mỡ chiên rán nhiều lần…). Nên kết hợp chế độ ăn chất béo và chất xơ để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Protein (đạm) đóng nhiều vai trò trong cơ thể, không chỉ là hệ cơ mà cơ quan nào cũng cần đạm để vận hành. Protein giúp sửa chữa và xây dựng các mô, cơ quan, giúp các phản ứng trao đổi chất và điều phối các chức năng của cơ thể. Đồng thời giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Protein cũng có từ 2 nguồn chính: từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) và từ thực vật (gạo, đậu đỗ, các loại hạt…). Theo khuyến nghị để có chế độ ăn uống lành mạnh, cần cân bằng bổ sung protein từ 2 nguồn. Tuy nhiên, với người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nên bổ sung đạm từ thực vật. Cần tránh các loại thịt nhiều mỡ, nên chọn thịt nạc, như thịt gia cầm bỏ da hoặc thịt thăn lợn, cá nạc...
Hạn chế ăn thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến xuống 70g (thực phẩm chín) hoặc thấp hơn mỗi ngày hoặc 500g/tuần, tăng cường ăn cá, các loại hải sản hoặc đạm từ các loại hạt ít nhất 2-3 bữa mỗi tuần.
Bổ sung các nhóm dưỡng chất đầy đủ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Chức năng chính của carbohydrate trong cơ thể là cung cấp năng lượng; dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen, với phần lớn trong cơ và gan, duy trì lượng đường huyết ổn định giữa các bữa ăn và trong ngày... Ngoài ra, carbohydrate còn là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể.
Các ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ và carbohydrate không tiêu hóa, như beta-glucan. Những loại carbohydrate này không được hấp thụ ở ruột non và thay vào đó chúng đi đến ruột già để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.
Vitamin và khoáng chất là nhóm chất dinh dưỡng cần thiết vì chúng tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể.
Nhu cầu vitamin và khoáng chất sẽ khác nhau cho từng lứa tuổi, từng giai đoạn phát triển. Chúng sẽ có nhiều hơn trong thực phẩm từ thực vật như rau xanh, củ quả, các loại hạt… Bạn nên ăn đủ rau và hoa quả mỗi ngày, chú ý tăng cường sử dụng cân đối giữa các loại rau, quả có màu vàng, màu đỏ, màu xanh thẫm (cà rốt, gấc, rau ngót…) và các loại rau quả ít màu (mướp, su hào…).
Ăn đúng bữa sẽ hạn chế được đau dạ dày. Ăn sáng, trưa, tối và ăn nhẹ vào cùng một thời điểm mỗi ngày cho phép bạn tiêu hóa thức ăn một cách hợp lý. Khi bạn không ăn đúng bữa sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc quá sức, dẫn đến đầy hơi và khó tiêu. Khoảng 3 đến 4 giờ nên có chuẩn bị một bữa ăn để tránh cơ thể quá đói hoặc bị cung cấp quá nhiều, từ đó giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng.
Ăn đúng bữa giúp hạn chế đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa
Ngoài ra, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp hiệu quả làm việc, học tập cao hơn. Với trẻ em, ngủ đủ giấc còn giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt hơn.
Người lớn nên duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; luôn giữ tinh thần vui vẻ, giảm các căng thẳng nhất có thể, kết hợp với vận động thể lực hàng ngày sẽ giúp cơ thể được tái tạo sức khỏe nói chung và góp phần cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh nói riêng.