Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Bên cạnh yếu tố di truyền, thói quen ăn uống cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 thói quen ăn uống có thể "nuôi dưỡng" tế bào ung thư và gợi ý cách phòng ngừa hiệu quả.
Trong dưa cà, muối có nồng độ muối cao, vừa có khả năng sản sinh nitrat trong quá trình lên men. Chất này là tác nhân gây nên một số bệnh ung thư như: ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, vòm mũi họng…
Dưa, cà muối để lâu nổi váng trắng có thể sản sinh aflatoxin gây nguy cơ ung thư
Thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi,... chứa nhiều muối nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày, thực quản.
Chất solanin trong cà, dưa muối xổi khi ăn lúc còn xanh chưa được phân giải hết trong cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Hay khi cà, dưa muối lên váng mốc trắng, vàng, đen có thể chứa nấm aspergilus flavor sinh ra aflatoxin yếu tố gây ung thư gan.
Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là cá nước mặn giàu axit béo omega-3 nên có thể làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và bảo vệ tim mạch.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó thì việc sử dụng cá muối mang lại những tác dụng không tốt cho sức khỏe, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gây ung thư.
Lượng muối trong cá muối quá cao có thể tạo nitrosamine gây ung thư tiêu hoá
Nồng độ muối cao trong quá trình muối cá có thể phản ứng với protein tạo thành nitrosamine - một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những trẻ dưới 10 tuổi sử dụng món cá muối thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng khi trưởng thành cao hơn người bình thường.
>>> Xem thêm: Bí quyết ăn uống đẩy lùi ung thư
Nhiệt độ cao sẽ làm sẽ làm thay đổi niêm mạc vùng hầu họng, khoang miệng, thực quản, đường ruột. Thậm chí, nó có thể gây ra những biến đổi ác tính của các cơ quan trên.
Nếu thường xuyên ăn hoặc uống đồ nóng 70-80 độ C thường xuyên lâu dần gây tổn thương đường ruột, thực quản. Từ đó các khối u ác tính có nguy cơ hình thành.
Ăn thường xuyên đồ ăn cay nóng trên 70 độ có thể làm tổn thương thực quản
Lý do đó là vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 đến 60 độ C, nếu vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương.
Do đó chúng ta nên hạn chế ăn đồ quá cay nóng, nhiệt độ được khuyến nghị khi dùng trong khoảng 18-45 độ.
Dung nạp một thời gian dài các đồ ăn có hàm lượng chất béo bão hòa (chất béo xấu) cao sẽ gây tăng cân, béo phì. Đặc biệt, các dạng đồ ăn này được WHO xếp vào nhóm thứ 2 về khả năng nguy cơ gây ung thư.
Khi nướng hoặc chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao, sẽ sinh ra các chất độc hại như hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) và amin dị vòng heterocyclic (HCAs). Những chất này có thể làm hỏng DNA và dẫn đến ung thư.
Thịt được chế biến sẵn đóng hộp được xếp thứ 1 nhóm thực phẩm có khả năng gây ung thư theo WHO từ năm 2015. Mức độ nguy hiểm này tương đương với hút thuốc lá.
Thực phẩm chế biến sẵn đóng hộp thường chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe
Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, giò chả, đồ hộp... thường chứa nhiều muối, nitrat, nitrit và các chất bảo quản. Khi nạp vào cơ thể, những chất này có thể chuyển hóa thành hợp chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa ung thư, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, khoa học. Hãy:
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn đọc cũng nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư và điều trị kịp thời.
Hãy nhớ rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Hãy thay đổi thói quen ăn uống ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!
>>> Xem thêm: 4 bệnh ung thư có thể phòng ngừa nếu tăng cường ăn rau cải xanh