NHỮNG THỰC PHẨM NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NÊN HẠN CHẾ ĂN

Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp người tiểu đường đẩy lùi được bệnh lý, kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Tiểu đường được xem là bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới, một phần nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2 là do chế độ ăn uống gây ra. Bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa.

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường. Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. 

Biến chứng của tiểu đường có thể gây ảnh hưởng về tim mạch, mắt, thần kinh và thận. Chính vì vậy, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tránh những thực phẩm không tốt sẽ giảm nguy cơ gây ra các biến chứng tiểu đường.

Dưới đây là những thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế ăn:

  1. Nhóm thực phẩm carbohydrate (gluxit) không tốt

Carbohydrate là một thành phần cơ bản tạo ra năng lượng chính cho cơ thể. Chất dinh dưỡng đa lượng này có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu của một người. 

Người tiểu đường nên hạn chế ăn nhiều bánh mì trắng

Có hai loại carbohydrate đó là carbohydrate đơn và đa, trong thực phẩm thì có 3 loại chính, đó là: tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột và đường gây ra những vấn đề lớn nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường glucose.

Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế, hoặc tinh bột tinh chế, được phân hủy trong quá trình chế biến. Do đó, cơ thể nhanh chóng hấp thụ và chuyển hóa carb thành glucose. Điều này làm tăng lượng đường trong máu khiến một người nhanh chóng đói trở lại ngay sau bữa ăn.

Một số loại carb tinh chế cần giảm ăn gồm bánh mì trắng, mì ống trắng, một số ngũ cốc, bánh quy. 

Đường 

Thực phẩm có đường chủ yếu chứa đường và carbohydrate chất lượng thấp. Chúng thường có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng và có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Đường cũng góp phần làm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Thực phẩm thường chứa nhiều đường bao gồm bánh rán, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh quy, bánh pizza. Một số nguồn đường khác bao gồm nhiều loại nước sốt và gia vị, các chất làm ngọt, siro, sữa chua có hương vị trái cây bán sẵn.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi ăn trái cây sấy khô, nước ép trái cây, salad trái cây vì chúng thường chứa thêm đường. Chất làm ngọt nhân tạo có lượng calo thấp, có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu do tăng kháng insulin. 

  1. Thịt mỡ hoặc thịt chế biến sẵn

Ăn một lượng nhỏ thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, lợn, cừu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy chỉ ăn 50g thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường nên cân nhắc tránh hoặc hạn chế ăn:

- Thịt tẩm bột, chiên và nhiều muối

- Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội

- Xương sườn và các miếng thịt nhiều mỡ khác

- Gia cầm còn da

- Cá rán kỹ

Thịt chế biến có xu hướng chứa nhiều muối hoặc natri. Những người bị huyết áp cao cũng nên đặc biệt thận trọng và hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2,3g mỗi ngày.

  1. Loại chất béo cần giảm 

Đây là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, chẳng hạn như omega-3 và là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Chất béo cũng giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E và K.

Chất béo không lành mạnh có thể làm tăng mức cholesterol và góp phần kháng insulin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường hoặc góp phần làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở người bệnh. 

Đồ ăn nhanh, bánh kẹo chứa nhiều đường, chất béo không tốt cho sức khỏe người tiểu đường

Chất béo bão hòa

Loại chất béo này chủ yếu có trong các sản phẩm động vật, dầu và thực phẩm chế biến. Một người nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo hằng ngày từ chất béo bão hòa.

Một số thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao bao gồm bơ, mỡ lợn, một số loại dầu, chẳng hạn như dầu cọ, nước chấm và nước sốt dạng kem, sốt mayonnaise béo, khoai tây chiên, thức ăn tẩm bột, bánh mì kẹp thịt, nhiều loại thức ăn nhanh, nước sốt salad. 

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa được hình thành từ quá trình hydro hóa - biến dầu lỏng thành chất béo rắn. Bạn nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có dầu hydro hóa hoặc hydro hóa một phần. 

Tương tự chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có thể gia tăng tỷ trọng LDL cholesterol, hay còn gọi cholesterol xấu. Loại chất béo này có thể có trong đồ ăn nhanh, chiên rán, chế biến sẵn, bơ thực vật. 

  1. Các loại đồ uống người tiểu đường cần hạn chế 

Nhiều loại nước ngọt và nước trái cây có chứa carbohydrate và đường bổ sung.

Một người mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà không đường, cà phê và đồ uống không calo cũng như nước lọc. Để tạo hương vị cho nước, hãy thử cho vào một số miếng trái cây. 

Hạn chế rượu bia, chất kích thích giúp người tiểu đường hạn chế nguy cơ biến chứng

Đồ uống có cồn cũng có thể chứa đường và carb. Mọi người nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, đồ uống có trái cây, rượu tráng miệng. 

Một người không nên uống quá 150ml rượu vang, 350ml bia hoặc 45ml rượu mạnh. 

Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Các triệu chứng tương tự như say rượu và có thể khó nhận ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy, hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có độ cồn cao sẽ hạn chế được những biến chứng, đồng thời giúp ổn định đường huyết cho người tiểu đường.

 

Bài viết liên quan

scrolltop