NẤM VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Nấm thuộc nhóm thực vật giàu dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài bổ sung dinh dưỡng, nấm còn giúp tăng cường đề kháng và chống lão hóa. Là thực phẩm bổ sung thiết yếu cho chế độ ăn uống của bạn, có thể thay thế thịt.

1. Giá trị dinh dưỡng trong nấm

Nấm được ví như một nhà máy dinh dưỡng thu nhỏ. Hầu hết, tất cả các loại nấm đều giàu dinh dưỡng, đặc biệt giàu chất xơ, protein (đạm thực vật) và chất chống oxy hóa dồi dào, lại ít calo, ít natri, không chứa cholesterol. Nấm cũng là thực phẩm giàu các khoáng chất như selen, đồng, thiamin, magiê, phốt pho…

Nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm từ thực vật

Theo một số nghiên cứu, nấm mỡ trắng có thể làm chậm sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt. Trung bình 100g nấm mỡ loại tươi có chứa lượng dinh dưỡng thiết yếu sau:

- Lượng calo: 22

- Chất đạm: 2,2g

- Chất béo: 0,2g

- Carbohydrate: 2,3g

- Chất xơ: 0,7g

- Đường: 1,4g

Nấm được cho là nhóm thực phẩm lý tưởng có thể thay thế thịt cho người ăn chay. Bởi nấm cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin B3, B5, B2, D; đồng thời cung cấp một số khoáng chất quan trọng như selen (chất chống oxy hóa) và kali (chất hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ).

2. Những tác dụng của nấm đối với sức khỏe

Với giá trị dinh dưỡng cao, nấm mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe nếu bạn biết cách cân đối trong bữa ăn hàng ngày.Với hàm lượng calo thấp nhưng lại dung nạp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe.

Nấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Khả năng chống oxy hóa

Thành phần trong nấm chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều nhất có trong nấm thông, điển hình là ergothioneine và glutathione. Đây là hai chất chống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào liên quan đến nhiều bệnh mạn tính ở người già như Alzheimer, bệnh tim mạch và ung thư.

Đã có nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học cho kết quả là những người thường xuyên ăn nấm thông có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tốt hơn hẳn những người không sử dụng.

Giàu Kali

Kali là chất điện giải tốt cho hệ tim mạch, cơ bắp và hệ thống dây thần kinh. Kali giúp điều hòa và cân bằng điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường. Kali cũng làm giảm căng thẳng trong mạch máu, có khả năng giúp giảm huyết áp.

Tăng khả năng miễn dịch

Tác dụng chống viêm của nấm đã được chứng minh giúp nâng cao và cải thiện hệ thống miễn dịch. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Mỹ, đã phát hiện ra rằng nấm giúp kích thích các vi mô trong hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng đánh bại các dị vật và khiến bạn ít mắc các bệnh nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt trong nấm có chứa hoạt chất Beta-glucan, đây là chuỗi của các phân tử glucose, có tác dụng phòng chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt tế bào ung thư.

Cân bằng lượng đường trong máu

Việc tiêu thụ nấm làm tăng lượng prevotella, một loại vi khuẩn đường ruột "thân thiện", do đó tạo ra nhiều axit béo chuỗi ngắn. Điều này làm thay đổi biểu hiện của các gen liên quan đến quản lý glucose sản xuất ở gan.

Các chất chống oxy hóa trong nấm cũng được cho là có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

3. Một số cách chế biến nấm đúng cách

Chế biến nấm đúng cách sẽ đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng như an toàn khi ăn

Chế biến nấm chín

Nấm theo thực dưỡng là thực phẩm âm, vậy nên khi chế biến cần nấu nấm chín, đảm bảo đun sôi nấm trong khoảng thời gian tầm 10 phút tùy loại. Việc này cũng giúp loại bỏ những độc tố không tốt có trong nấm.

Không sơ chế nấm quá kỹ

Đa phần nấm là loài chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường sạch. Vì vậy khi sơ chế, không nên rửa quá kỹ sẽ làm nấm mất dần đi những dưỡng chất vốn có. Không nên ngâm nấm trong nước bởi đây là nhóm thực phẩm ngậm nước. Vì vậy, nếu ngâm rửa quá kỹ sẽ khiến mất hương vị, giảm độ ngọt của nấm khi nấu.

Không chế biến mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi sẽ có lượng chất Morpholine, rất nhạy cảm với ánh sáng. Nó sẽ trở thành một loại độc tố nguy hiểm khi bạn dùng mộc nhĩ tươi và tiếp xúc nơi có ánh sáng cao như ngoài trời. Cần lưu ý, chỉ dùng mộc nhĩ khô trong chế biến thực phẩm.

 

 

Bài viết liên quan

scrolltop