Bệnh Gout nên hạn chế ăn gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh Gout. Do đó để hạn chế sưng đau các khớp, duy trì nồng độ axit uric ở mức độ ổn định, người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khi dung nạp quá nhiều những thực phẩm giàu purin, cơ thể bạn sẽ chuyển thành axit uric. Axit uric thường được phân hủy và thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi không được loại bỏ đúng cách, axit uric dư thừa sẽ biến thành các tinh thể hình kim trong khớp, gây ra các đợt bùng phát bệnh gout, làm các triệu chứng bệnh gout thêm khó chịu.

Do đó, người bệnh gout nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như:

1. Người bệnh gout nên hạn chế ăn một số loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn) 

Bởi trong những thực phẩm này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao làm tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh Gout. Chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100g/ngày. Chế biến kỹ ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

2. Nội tạng động vật (gan, thận, tim, dạ dày, óc…) không tốt cho người bị gout

Các nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.

3. Ăn nhiều hải sản có thể làm tăng các triệu chứng của gout 

Các loại hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng rất giàu chất đạm nên người bệnh Gout nên hạn chế ăn.

4. Hạn chế tối đa rượu, bia cũng như các chất kích thích

Uống bia, rượu được biết là làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Càng uống nhiều rượu, nguy cơ bị gout tấn công càng cao. Một nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả việc uống rượu vừa phải cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gout tấn công ở nam giới. 

Trên thực tế, những nam giới tham gia nghiên cứu uống tới hai ly trong khoảng thời gian 24 giờ có nguy cơ bùng phát bệnh gout cao hơn 36% so với những người không uống bất kỳ loại rượu nào trong cùng khoảng thời gian đó. 

Người bệnh gout cũng nên hạn chế sử dụng ngay cả các thức uống như đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có gas…, điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bùng phát triệu chứng gout.

5. Thực phẩm đóng hộp không tốt cho sức khỏe người bị gout

Một số thực phẩm đóng hộp như nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng…) không tốt cho người bệnh Gout. Nên sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

6. Đồ uống và thực phẩm giàu đường fructose

Fructose là loại đường làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Đồ uống chứa nhiều đường fructose, như nước ép trái cây và nước ngọt có đường, đã được chứng minh là làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường fructose, chẳng hạn như bánh quy và kẹo, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ bùng phát bệnh gout.

Tránh đồ uống được làm ngọt bằng xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước ngọt không dành cho người ăn kiêng hoặc đồ uống "trái cây". Theo MedlinePlus, chất làm ngọt trong những loại đồ uống này sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn.

Một đánh giá được công bố vào tháng 10 năm 2016 trên tạp chí BMJ Open cho biết việc tăng tiêu thụ đường fructose dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Tránh hoặc hạn chế đồ uống và thực phẩm nhiều đường này có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh gout tấn công.

Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì đây là những thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Trên đây là một số nhóm thực phẩm người bị bệnh gout nên hạn chế sử dụng, giúp ngăn ngừa nguy cơ acid uric tăng cao. Từ đó giảm thiểu các tình trạng gout bùng phát.

 

Bài viết liên quan

scrolltop