Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
4 bài thuốc đông y từ Hà Thủ Ô đỏ giúp tăng cường sức khỏe
Hà thủ ô là một dược liệu quý thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y. Hà thủ ô được biết đến với nhiều công dụng như làm đen tóc, bổ máu, nhuận tràng, lợi thận…
Hà thủ ô đỏ hay còn gọi là giao đằng, là một loại thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ. Bộ phận thường được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc chính là rễ củ phơi khô của hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô đỏ có tên khoa học Polygonum multiflorum, thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Nó còn có tên gọi khác là dạ hợp vì đêm quấn vào nhau.
Rễ hà thủ ô phơi khô dùng làm dược liệu trong các bài thuốc
Hà thủ ô đỏ chứa 1,7% antraglucosid trong đó có crysophanol, emodin, rhein, 1,1% protid, 42,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% chất tan trong nước…
Thành phần hoá học của hà thủ ô đỏ thay đổi trong quá trình chế biến. Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ sống chứa 7,68% tanin, 0,259% dẫn chất antraquinon tự do, 0,805% dẫn chất antaquinon toàn phần. Cũng theo Đông y, hà thủ ô có vị đắng chát, tính ôn, lợi về kinh can, tâm và thận.
Sau khi chế biến, dược liệu chứa 3,82% tanin, 0,113% dẫn chất antraquinon tự do, 0,25% antaquinon toàn phần. Chất phospholipid có 3,49% trong dược liệu thô và 1,82% trong dược liệu đã chế biến. Ngoài ra còn có các chất vô cơ K, Ca, Mn, Ni, Cr.
Hà thủ ô đỏ thường mọc ở rừng núi, xuất hiện nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, sau đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên.
Theo y học cổ truyền:
Hà thủ ô mang nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe
Liều dùng:
Trong y học cổ truyền Trung Quốc:
Trong đông y có rất nhiều bài thuốc kết hợp cùng hà thủ ô đỏ tăng cường sức khỏe
Bài số 1 - Bài thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược, ăn uống kém tiêu gồm: Hà thủ ô 10g, đại táo 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.
Bài số 2 - Thất bảo mỹ nhiệm đơn, có tác dụng làm cho tóc râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí...gồm:
Hà thủ ô đỏ 600g trộn với đậu đen đồ chín 9 lần rồi đem ra phơi khô. Sấy khô và tán bột. Bạch phục linh 600g, tán bột, đãi với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người phơi khô. Ngưu tất 320g tẩm rượu một ngày, thái mỏng sao vàng. Đương quy 320g tẩm rượu phơi khô. Câu kỷ tử 320g tẩm rượu phơi khô. Thỏ ty tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô.Bổ cốt chi 100g, trộn với vừng đen (hắc chi ma) sao cho bốc mùi thơm.
Tất cả giã nát trộn đều thêm mật vào làm thành viên 0,50g (bằng hạt ngô). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng và tối dùng nước muối (theo Tích thiện đường phương).
Bài số 3 - Hà thủ ô hoàn: Công dụng như trên nhưng ít vị hơn gồm: Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng 1 kg đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ một lượt thuốc, một lượt đậu. Đồ chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen Trung Quốc trộn với bột làm thành viên 0,50g.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc (theo Hòa tễ cục phương).
Bài số 4 - Hà thủ ô tán: Công dụng cũng như bài trên (theo Bản thảo cương mục) gồm: Hà thủ ô cạo vỏ, thái mỏng, bỏ lõi, phơi cho khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu.
Hà thủ ô là loại thuốc bổ máu, bổ thận làm cho đen tóc, chống bạc rất tốt, dễ sử dụng. Tuy nhiên cần chế cho đúng cách để giảm độc tính của hà thủ ô, nếu không có thể bị bệnh đại tràng kích thích. Mặt khác dây của cây (dạ giao đằng) có tác dụng trị bệnh phong thấp hiệu quả.
Ngoài những bài thuốc đông y trên, hà thủ ô còn được sử dụng trong bào chế, sản xuất đường mía Hà Thủ Ô với rất nhiều công dụng khác trong thực dưỡng. Mời Quý độc giả xem thêm về công dụng của đường mía Hà Thủ Ô tại đây.