Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 sắp gõ cửa, bạn đang băn khoăn nên thay đổi thực đơn như thế nào để chống ngán ngày Tết? Thực dưỡng Fucoidan sẽ gợi ý bạn 10 món ăn chay thực dưỡng vừa bổ dưỡng, thơm ngon, thanh đạm trong dịp này.
Bánh Tét là món ăn không thể thiếu ngày Tết, nguyên liệu giống bánh chưng nhưng khác về hình thức gói, phổ biến tại các khu vực miền trung-nam.
Bánh Tét gạo nếp than là sự biến tấu cho ẩm thực ngày Tết thêm phong phú. Nếp than là loại lúa được trồng trên những triền đồi, nương rẫy có khí hậu đặc trưng. Không như những loại nông sản khác, nếp than rất khó trồng, mỗi năm chỉ trồng một vụ, lúc bắt đầu “ngậm sữa” màu nếp chuyển đen bóng. Điều đặc biệt, đây là loại nếp có sức chịu hạn rất cao, trồng ở những vùng đất khô cằn sỏi đá, bởi vậy đã tạo nên hương vị đặc trưng của loại nông sản này.
Cũng giống cách gói bánh chưng, bánh tét thông thường. Thế nhưng vị gạo của nếp than sẽ làm cho chiếc bánh Tét kết hợp cùng nhân đậu đỏ, đậu xanh sẽ tạo sự hấp dẫn đặc biệt, lạ vị không ngấy mà vẫn giữ được vị thơm của các loại nông sản.
Quan niệm xa xưa thường cho rằng màu đỏ là màu của sự may mắn,tốt lành, màu sắc của khai xuân. Chính vì vậy cùng với các món truyền thống thì xôi gấc à món không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền ngày Tết.
Để tạo sự quân bình cho món xôi gấc, có thể kết hợp đồ xôi gấc cùng đậu đỏ. Bởi hai loại thực phẩm này đều mang màu sắc đỏ, màu của màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Đậu đỏ cũng là thực phẩm mang tính dương nhất trong họ đậu đỗ, chứa nhiều protein thực vật và các vitamin.
Bát canh miến nấu cùng nấm đông cô (nấm hương” là món đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Nấm hương (Lentinula edodes) là một nguyên liệu mặn phổ biến trong ẩm thực châu Á.
Nấm hương có nhiều chất xơ và chất béo và protein, ít calo. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật khó kiếm hơn như vitamin D, kẽm, choline và vitamin B. Đây là thực phẩm có tác dụng tốt trong hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch.
Miến xào rau củ chay là một món xào thơm ngon, hấp dẫn không thua kém gì món mặn. Cách làm vô cùng đơn giản nhưng mang lại vị ngon, thay đổi thực đơn cho bữa ăn không bị ngán.
Nguyên liệu có thể theo sở thích, có thể xào miến cùng rau củ như giá, mộc nhĩ, cà rốt, nấm hải sản, hành boa rô cùng các gia vị thực dưỡng.
Có thể sử dụng cho bữa phụ hoặc món ăn vặt ngày Tết. Bột gạo được trộn cùng với gấc để tạo màu tự nhiên, nhân là đậu xanh.
Bánh gấc đậu xanh bắt mắt với sắc đỏ, cắn vào mềm dai, thơm nhẹ mùi mè hòa quyện cùng nhân dừa đậu xanh bùi bùi, béo ngọt, cực kỳ ngon miệng.
Canh củ sen đậu đỏ thích hợp cho cả những ngày ăn chay và ăn mặn, món ăn thanh đạm, dễ dùng ngày Tết.
Củ sen và đậu đỏ đều là thực phẩm của mùa đông, cả hai đều có vị ngọt, tính ấm, phù hợp ăn trong mùa lạnh, món này có tác dụng bổ huyết, tăng sinh lực, tốt cho người huyết hư, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, hay mất ngủ.
Món ăn dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch. Gạo lứt là thực phẩm quân bình nhất trong các loại thực phẩm. Trong khi đó, hạt dẻ chứa protein, canxi, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác, ăn thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa đồng thời tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Muốn món cơm hạt dẻ ngon hơn, bạn có thể ngâm gạo trước khoảng 30 phút. Gạo nấu bằng nước ngâm sẽ ngon và dẻo hơn, khi gạo ngậm đủ nước nở ra sẽ vừa vặn.Hạt dẻ tách vỏ, rửa sạch sau đó đem hấp. Cà rốt cắt hạt lựu.
Bí quyết là cơm phải thật khô và mịn. Để được như vậy, cơm nấu chín rồi đánh ra một cái khay và đặt vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 2 giờ. Nhiệt độ lạnh sẽ hút độ ẩm khỏi cơm.
Sau đó bỏ cơm ra chiên rồi thêm hạt dẻ, cà rốt và gia vị thực tương như tương tamari, tỏi để tăng hương vị khi ăn.
Cà tím là một trong những món ăn lạ miệng và vô cùng hấp dẫn, kết hợp cùng dưa gang thanh thanh sẽ giảm bớt độ ngán bữa ăn ngày Tết.
Lượng rau củ ăn hàng ngày khoảng 30-40% tổng số thực phẩm, thì 1/3 trong số đó nên ăn rau củ dưới dạng chưa nấu/ lên men để bổ sung vi khuẩn cho đường ruột, tác dụng gần giống như ăn sữa chua vậy.
Nếu không có cám gạo: thay bằng bột gạo lứt trắng rang, không nên dùng bột gạo đỏ, dùng với lượng nhiều hơn. Món dưa muối sẽ lâu ngấu hơn nhưng rất ngon và để được lâu.
Thái nguyên liệu tuỳ thích, rồi trộn phụ liệu để dưa nhanh chua, kịp ăn ngày hôm sau. Làm trưa nay, trưa mai ăn là vừa; trời lạnh thì làm lâu hơn vài giờ. Đặc biệt không cho tí nước nào, dưa muối như thế này ngon hơn Kim chi Hàn Quốc, khi rắc thêm các nguyên liệu: muối, dấm mơ muối và cám, nó tự tiết nước ra. Tự nó tiết ra nước làm ngập chính nó! Tốt hơn thế này là bạn kiếm một cái túi nilon loại tốt nhựa trong vắt và dai không chảy nước và đổ đầy nước làm vật đè lên dưa…
Cách nhanh nhất là trộn cám và muối thật đều rồi rắc theo từng lớp, rồi tìm cái gì nặng gấp đôi nguyên liệu và đè lên trên cho tiết ra nước của nó, nếu cần thì hãy bỏ thêm nước đun sôi, còn không để nó tự động tiết ra nước thì ngon hơn. Muốn ăn nhanh thì cho thêm dấm mơ muối…
Hạt sen vẫn được biết đến là loại hạt có nhiều công dụng siêu tốt cho sức khỏe. Hạt sen tốt cho tim mạch và huyết áp, chống lão hóa da, kích thích cảm giác thèm ăn, giúp giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Chè hạt sen cũng bổ dưỡng như tất cả các cách chế biến khác của hạt sen.
Chè hạt sen long nhãn vừa no bụng, đẹp da, tốt cho tiêu hóa.
Trên đây là gợi ý 10 món ngon thực dưỡng cho dịp Tết Nguyên Đán 2024 mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày. Hãy biến tấu các món ăn để bữa ăn gia đình thêm phần phong phú, mà vẫn đảm bảo quân bình và dinh dưỡng nhé!