HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THỰC DƯỠNG TRONG CHỮA BỆNH

Thực hành thực dưỡng trong chữa bệnh là phương pháp tiết kiệm về nguồn tài chính cũng như có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi, bất kể tuổi tác. Phương pháp này thiên về giáo dục hơn là chữa trị và hoàn toàn nhờ vào trí tuệ và ý chí của bạn. Thực dưỡng Fucoidan gửi tới bạn đọc một số bài hướng dẫn thực hành thực dưỡng trong điều trị một số bệnh lý.

1. Bệnh ung thư, ung bướu, bệnh phong cùi 

Bệnh ung thư (UT), ung bướu, phong cùi là những bệnh cực âm. Thực hiện theo chỉ dẫn ăn kiêng đặc biệt ở (mục 3.4.6), ăn bài số 7 và số 6,5 (95% gạo lứt muối mè, 5% rau củ xào khô). 

Lưu ý: bệnh ung thư là cực âm, khi rang muối mè phải rang tỷ lệ mè ít hơn, muối mè khoảng 5 - 7 mè cộng 1 muối. Bệnh ung thư phổi thay muối mè bằng tekka - miso. Thời gian thực hiện càng dài càng tốt, nếu không thể ăn được thì dùng kem gạo lứt một thời gian. Nếu ung thư thực quản bị bít tắc đoạn thực quản thì đặt son dạ dày qua thành bụng cho ăn kèm gạo lứt và dầu dừa qua đường son ít ngày. 

Khi ăn số 7 thèm ăn thì nhai muối mè cho đến khi hết thèm, vì sẽ giúp ức chế sự thèm ăn.

Khi sức khoẻ ổn định chuyển ăn theo bài số 6, số 5. Tùy theo bệnh mà ăn thêm (trong khẩu phần 10 - 20%) có rong biển, củ sen, tamari, miso, natto, sắn dây, đậu đỏ, trà bancha, nấm đông cô (có nhiều vitamin D) ...

Những bệnh ung thư nặng khi ăn bài số 7 có phản ứng nôn nhiều, suy kiệt: ăn kem gạo lứt và dùng bài thuốc: Chưng cách thuỷ 1 - 2 củ Lão sơn sâm đã giã nát, 12 lá trà Bancha và 5 gam kỷ tử trong 500ml, chưng khoảng 1 giờ, còn 200ml, uống trong ngày, uống 1 vài tuần khi thấy ăn được thì thôi.

Bệnh ung thư nên kết hợp việc đi bộ, hít thở sâu, tắm nắng buổi sáng khoảng 30 phút, từ 6 giờ đến 8 giờ sáng, với tác dụng của oxy và tia cực tím diệt tế bào ung thư. Khi đi bộ tắm nắng, không đi giày dép, bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, để địa khí từ dưới đi lên qua bàn chân và thiên khí đi qua đỉnh đầu xuống hoà với địa khí sẽ có tác dụng kỳ diệu góp phần hỗ trợ chữa trị (ung thư). Đi trong chánh niệm với tâm thanh tịnh. Nếu được đi bộ tắm nắng trên bãi biển rất tốt. Bệnh ung thư cần phải tẩy nấm candida đường ruột và tẩy sỏi gan hàng tháng 2 - 3 ngày (mục 3.3.28).

Bệnh ung thư nên uống nước nghệ tươi và hạt tiêu đen, cà rốt, mãng cầu xiêm, hạt óc chó, lê và hoa đu đủ, rễ bồ công anh, cây an xoa, bìm bịp, hoàn ngọc, xạ đen, bột củ gừng, VTM B17… Vẫy tay Dịch Cân Kinh.

Bệnh ung thư cần chú ý giữ chế độ ăn theo phương pháp Ohsawa nghiêm túc. Phải sau 7 năm thanh lọc máu qua thực phẩm cân bằng âm dương mới có thể ngăn chặn được sự quay lại của tế bào ung thư. Tuy nhiên sau đó cũng không được ăn uống tuỳ tiện theo khoái khẩu, nếu muốn có sức khoẻ tốt.

2. Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL), bệnh bướu giáp trạng

Ăn bài số 7; 6,5. Nên ăn thêm một số thực phẩm như: Tekka, rong biển, dầu dừa, bột nghệ, tamari, bột sắn dây, trà bancha... Bướu cổ nên áp nước gừng và dán cao khoai sọ, cho thêm hành tây đỏ, nhịn ăn 1 - 2 đợt và tẩy ruột – sỏi gan bằng dầu dừa ép lạnh. Bệnh suy giáp nên sắc uống lá cây cơm nguội. Bệnh TTPL và tự kỷ không dùng đường, nước ngọt, đồ ngọt. 

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu chữa trị theo y học hiện đại thì bệnh nhân phải dùng thuốc suốt cuộc đời mà vẫn bị những biến chứng nặng nề. Chữa theo thực dưỡng, thực hiện nghiêm túc chỉ vài tuần đến vài tháng là ổn, không phải dùng đến thuốc. Bệnh tiểu đường cũng là bệnh cực âm. Ăn bài số 7 từ 2 - 4 tuần, sau đó chuyển sang bài số 6, số 5. Nên ăn thêm đậu đỏ, bí đỏ, bột sắn dây, trà đậu đỏ hoặc bancha, enzyme, hạt óc chó. Có thể uống lá xoài, lá nếp thơm, cây càng cua, quả đậu bắp, nước sắc quả khế chua phơi khô, giảo cổ lam, thìa canh, ăn mùi tàu.... Nếu có biến chứng loét chi, bôi dầu dừa, tinh bột nghệ, xịt Nacurgo.

4. Các bệnh về phổi: lao, hen, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), viêm phổi phế quản mãn...

   Nếu điều trị tây y lao phổi, viêm phổi phế quản mạn, COPD…phải dùng suốt cuộc đời. Theo thực dưỡng, thực hiện theo chỉ dẫn ăn kiêng ở (mục 3.4.6), Ăn bài số 7, số 6, số 5, số 4, uống trà củ sen, ăn bột sắn dây, rong biển, trà bancha. Ho nhiều uống nước sắc củ nén, lá hẹ, hành tây. 

Si rô ho: 30 gam gừng, 250 gam lá húng chanh, 200 gam lá tía tô, 100 gam lá diếp cá, 100 gam củ sen khô, 10 - 15 quả quất, 400 gam đường phèn hoặc mật ong xịn, ngâm 5 tiếng, đun sôi nhỏ lửa khoảng một giờ, để nguội chắt lọc lấy nước đóng chai uống, ngày 4 - 5 lần.

Hen phế quản: mạch môn 20 gam, củ sen 30 gam, cam thảo 8 gam, bách bộ 10 gam, tỳ bà diệp 3 gam, gừng nướng 3 lát.

5. Bệnh về gan mật: viêm gan, viêm gan B, C, viêm túi mật, xơ gan, gan nhiễm mỡ...

Thực hiện theo chỉ dẫn (mục 3.4.6), nên nhịn ăn vài bữa, ăn kèm gạo lứt, ăn bài số 7, 6, 5, bột sắn dây, hạt đu đủ, củ cải đỏ, lá cây con khỉ, áp nước gừng, dán cao khoai sọ. Bệnh viêm gan B, ăn bài số 7 khoảng 2 tháng. Viêm gan C, ăn bài số 7 khoảng 3 tháng. Viêm gan B, C nên uống thêm tinh dầu dừa. Gan nhiễm mỡ uống nước sắc rau ngổ, ngày 100 gam sao vàng hạ thổ.

Day ấn huyệt Thái xung (chỗ hõm giữa hai đầu xương ngón chân 1 và 2), huyệt Đản trung (ngay trên mũi ức), huyệt Tam âm giao (trên mắt cá trong 4 cm).

Bệnh xơ gan, viêm gan B, C có thể dùng thêm bài thuốc sau: 15 gam cây chó đẻ (diệp hạ châu), 15gr cây cỏ mần trầu, 20gam bồ công anh, 30 gam bán chỉ liên, 10gam rau má, 20gam bá bệnh. Nước 1: Đổ nước ngập thuốc sắc còn 2/3 chén uống buổi sáng, lúc 6 giờ. Nước 2: đổ nước sắc còn nửa chén uống buổi chiều. Hàng ngày ăn bát bột sắn dây chín với 1/3 quả chanh muối.

6. Bệnh về dạ dày, đại tràng 

Nếu bệnh nặng, thực hiện theo chỉ dẫn ăn kiêng đặc biệt ở (mục 3.4.6), ăn theo bài số 7, số 6, số 5, số 4. Phải ăn bột sắn dây chín, tinh bột nghệ với mật ong, uống bột dentie, Natto, mơ muối, dầu dừa, lá cây con khỉ…  

Bệnh đại tràng cần phải ăn bài số 7 trên hai tháng, uống trà dây hàng ngày, mộc hương 6 – 8 gam/ngày, chanh muối, mơ muối, bột sắn dây, ăn và tẩy dầu dừa ép lạnh.

Chú ý tránh các thực phẩm âm và acid: cà, măng, giá đỗ, hoa quả, nước ngọt, bia rượu, nước lạnh, thịt động vật, sữa động vật, sữa chua, sữa đậu nành...

Day ấn huyệt Lương khâu (chỗ lõm đầu gối). Day ấn huyệt phía trên ngón chân cái, cách chân móng 3 cm. Day ấn huyệt Tam nhẫn (ngón đeo nhẫn), thông khí huyết dạ dày tiêu hóa, đau bụng kinh, chống lão hóa. Day khoảng 10 phút rồi đổi tay, trong một tháng liền.

7. Bệnh sỏi thận, sỏi mật

Trước hết phải chú ý tránh thực phẩm tạo sỏi: các thực phẩm acid như: thịt động vật, vitamin C, rau Bina, mì tôm (nhiều Axit oxalic), trái cây, đồ ăn chua và ngọt, chocolate, hạt hạnh nhân, thuốc canxi...

Ăn bài số 7, số 6, số 5, số 4. Ăn bánh cơm gạo lứt giã thành bột, cuộn lại, xắt khoanh phơi khô, sau chiên dầu mè rồi nấu với tương. Đắp nước cốt gừng và dán cao khoai sọ. Sỏi gan mật uống dầu ô liu và nước cốt chanh (mục 3.3.28), hoặc củ cải trắng sạch, cắt ngò tẩm mật ong và sấy khô. 

Ăn tương Tamari lâu năm (trên 3 năm). Mỗi ngày đun (sắc) uống một nắm mùi tàu (ngò gai) tươi hoặc 20 – 30 gam mùi tàu khô, để cả rễ càng tốt.

Kết hợp dùng chuối hột già và hạt đười ươi: mỗi ngày 2 quả chuối hột cắt mỏng, phơi khô, sao vàng hạ thổ và 15 - 20 hạt đười ươi cũng sao vàng hạ thổ, nghiền và trộn hai thứ bột này, uống ngày 2 lần (7giờ sáng và 9 giờ tối), 2 – 4 tuần, ăn thêm đu đủ xanh hấp chín chấm tamari, sau đó kiểm tra lại bằng siêu âm, hết thì dừng, nếu còn thì sau 1 tuần lại uống đợt 2.

Những người không có bệnh lý về dạ dày, có thể kết hợp phương pháp sau: mỗi ngày một quả dứa loại nhỏ quả, cắt một đầu, dùng đũa đâm vào ruột quả dứa, cho vào đó 0,3 gam phèn chua. Sau đó nướng kỹ quả dứa, gọt vỏ cháy đi, rồi ép lấy nước để uống trong ngày, chia ra làm 2 lần, lúc 8 giờ sáng và 8 giờ tối, áp dụng trong 5 - 7 ngày. Hoặc có thể xay một trái dứa chín và 7 - 9 lát gừng mỏng và ít muối hầm, uống chia 2 lần trong ngày, trong 10 ngày/1 đợt. Ăn đu đủ xanh hấp chín có chút muối, ăn quả sung, mùi tàu, rau ngổ, rau mùi, rễ và quả tầm xuân. Nước lá chanh, tía tô, diếp cá. Hoặc có thể mỗi ngày một quả dứa chín, 7 - 9 lát gừng tươi mỏng, ít muối, xay ép lấy nước uống sau ăn 30 phút, chia ra 2 lần trong ngày, trong 10 ngày liền, nghỉ 1 tuần làm đợt tiếp.

8. Bệnh về tim mạch

Bệnh tim mạch cũng là loại bệnh cực âm do ăn quá nhiều thực phẩm âm, acid, thịt mỡ động vật. Ăn bài số 7, số 6. Ăn rong biển, mộc nhĩ, vài lát gừng. Ăn tamari, tỏi, Natto, ăn bột sắn dây, tỏi ngâm dấm.

Bệnh van tim và mạch vành nên đổ dầu mè ấm (khoảng 40 độ) vào vùng tim để trong 2 giờ, dùng hồ đậu xanh làm bờ, hoặc dùng 4 lớp gạc xô thay đậu xanh, rồi đổ dầu mè lên, đắp 3 – 4 tuần liền.

Cắt cơn đau tim bằng cách day huyệt thiếu xung (ở chân móng tay ngón út). Nếu nặng có thể châm chích máu ở cả 5 chân móng tay, chỉ một hạt kê máu.

Khi nhịp tim nhanh hoặc muốn tim nghỉ ngơi, chỉ cần áp lòng bàn tay vào mắt thôi là tim đó đập chậm rồi, áp 4 - 5 giây, rồi bỏ ra, lặp lại như vậy ít lần. Làm xong mắt này thì đổi bên, không áp hai mắt cùng lúc.

Bệnh tăng huyết áp, khi rang muối mè cần lưu ý tỷ lệ mè nhiều hơn. Nếu huyết áp chưa xuống thì cần ăn nhạt ít ngày, khi huyết áp ổn định sẽ ăn theo bài. Mát xa hai lòng bàn chân. Sắc uống sắn dây, đậu đen, hoa hòe, sinh địa 5 gam, ngưu tất 10 gam, đỗ trọng 15 gam, đan bì 4 gam.

Bệnh huyết áp thấp, khi rang muối mè, tỷ lệ muối mè mặn hơn. Có thể uống nước gừng nướng với mật ong vào buổi sáng cho thêm 1 - 2 quả mơ muối lâu năm hoặc uống trà bình minh, trà tam thất. Bài thuốc hỗ trợ bổ máu, huyết áp thấp (đương quy xịn 12 gam, đan sâm 8 gam, xuyên khung 8 gam, kỷ tử 7 gam), sắc uống hàng ngày. Tẩy ruột và sỏi gan (mục 3.3.28). 

Thiếu máu: ăn lá tía tô, bí đỏ, rong biển, natto, ngưu bàng, taka, đậu lăng, táo đỏ, kỷ tử, quế chi...

9. Bệnh về xương khớp, chấn thương, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, phong thấp, goute...

Ăn bài số 7, số 6, số 5. Sáng và trưa ăn cơm gạo lứt muối mè. Buổi chiều ăn cơm gạo lứt rang và mè rang không muối, nếu răng yếu thì nghiền gạo lứt rang thành bột nhai với mè rang. Ăn tamari tỏi, sắn dây, trà gạo lứt nếp cẩm, chè bancha. Đắp nước cốt gừng, dán cao khoai sọ, xoa dầu dừa. Ăn hạt đu đủ, quả đậu bắp, Natto.

Thoái hoá nặng, có thể kết hợp dùng hạt đười ươi, ngày 15 - 20 hạt, sao vàng, hạ thổ, tán bột, uống chia 2 lần trong ngày, trong 2 - 4 tuần. Ăn lá tía tô, cải xanh.

Đau lưng cấp cũng làm như trên, có thể bổ sung phương pháp sau: một khúc xương rồng 3 khía (thân láng) dài 3 tấc (30cm), sắt mỏng. Rang 1kg muối cho hết nổ. Giường lót giấy báo, lá chuối phủ lên lớp giấy báo vì rất nóng, đổ muối đã rang lên lớp lá chuối, rồi xếp lớp xương rồng sắt mỏng phủ lên lớp muối, lấy khăn bông phủ lên xương rồng. Sau đó nằm vùng lưng đau đè lên khăn bông đã phủ xương rồng.

10. Bệnh thần kinh tọa, đau thần kinh ngoại biên, viêm rễ thần kinh, rối loạn tiền đình…

Ăn bài số 7, số 6, số 5, số 4. Ăn tamari tỏi lâu năm (ngày 2 - 3 thìa cà phê).

Ăn bột sắn dây chín cho chút tamari, ăn nóng, đắp mền chăn cho ra mồ hôi rồi lau người, tránh ra gió, tiếp xúc nước lạnh và điều hoà trong 1 giờ. Ăn rễ bồ công anh chiên với một thìa canh dầu mè, gần chín bắc ra cho chút tamari lâu năm.  Đắp nước cốt gừng, dán cao khoai sọ. Xoa dầu dừa, dầu gấc. Vẫy tay Dịch Cân Kinh.

11. Cảm cúm, sốt virus

Ăn bài số 6, số 5, số 4, ăn bột sắn dây, uống trà bình minh (mục 3.3.4), ngậm mơ muối, chanh muối (mục 3.3.5. và 3.3.6.). Hạ sốt bằng cao đậu nành (mục 3.4.5.3.). Nước uống giải cảm đặc biệt: lấy khoảng 15 lá trà bancha + nửa trái chanh muối + một củ gừng bằng ngón chân cái đã nướng chín, băm nhỏ để cả vỏ. Ba thứ này nấu với khoảng 150 ml nước cho sôi, để lửa nhỏ khoảng 10 phút, rồi chắt nước vào một cốc có một thìa canh bột sắn dây đã hoà tan, khuấy lên nếu bột sắn dây chín trong là được, rồi cho một muỗng cà phê tương tamari, ăn nóng và trùm chăn kín cho ra mồ hôi, lau người thay quần áo, không ra gió. Chà xát gừng nướng vào lòng hai bàn tay, bàn chân. Hoặc gừng và muối giã rang, đắp bó gan bàn chân để vài tiếng. Cắt lát mỏng quả chanh đắp lên mặt, thân người. Uống nước sắc vỏ quả chanh, lá tía tô, gừng, sả và chút mật ong xịn. Ho nhiều làm siro ho mục 3.4.9.4. Day ấn huyệt Ấn đường giữa 2 đầu lông mày.

Sốt xuất huyết: Ăn cháo gạo lứt hoặc kem gạo lứt, uống nước mơ muối, uống nước sắc cỏ mực và rau má. Nếu nặng có thể dùng bài sau: Địa long (giun đất) 50 gam = 50 con, đậu đen 100gr, đậu xanh 100gr, bù ngút (rau ngót) một nắm. Giun đất rửa sạch, sao giòn giã nhỏ, đậu và rau sao thơm, tất cả cho vào nồi đất sắc với 4 chén nước, còn 1,5 chộn, uống chia 2 lần, làm 2 - 3 ngày.

12. Viêm tuyến vú, u xơ và ung thư vú

Ăn bài số 7, uống trà bồ công anh, đắp nước cốt gừng, dán cao khoai sọ, ăn bột sắn dây. Nếu phụ nữ nuôi con bú thì không đắp nước cốt gừng.

Nếu ung thư vú phải thực hiện theo chỉ dẫn đặc biệt (mục 3.4.6.), ăn bài số 7 ít nhất là 2 tháng, đắp nước cốt gừng (5 - 7 phút) và dán cao khoai sọ theo mục 3.4.5.1 và 3.4.5.2, uống trà rễ bồ công anh.

*Theo Sách Phương pháp thực dưỡng Ohsawa của Chuyên gia thực dưỡng - BS. TTND Quách Văn Mích (Nguyên Giám đốc Viện y học Hàng Không) biên soạn.

 

Bài viết liên quan

scrolltop